Các bạn có biết rằng, hiện nay, các công ty lớn đang ngày càng sử dụng máy móc để thực hiện các bước như “lọc hồ sơ” ứng viên không ? Do đó, nếu hồ sơ của bạn “chi chít” những ngôn từ khoa trương vô nghĩa, có khi sẽ bị cắt đi bởi các nhà tuyển dụng “máy”. Nếu như không muốn bị vấn đề này, hãy cùng đọc ngay bài này nhé. Dưới đây là những từ và cụm từ bạn cần phải tránh xuất hiện trong CV
1. ‘Cực kỳ xuất chúng’ (Best of breed)
Khi trang CareerBuilder khảo sát hơn 2.200 trưởng bộ phận tuyển dụng, họ nhận thấy cụm từ “Cực kỳ xuất chúng” là thuật ngữ gây khó chịu nhất mà nhà tuyển dụng phải đối mặt khi họ nhìn vào hồ sơ xin việc.
“Bất cứ ai cũng có thể nói rằng họ là “người xuất chúng nhất”, một “người dám nghĩ, dám làm”, “một nhân viên chăm chỉ” hoặc “một nhà tư tưởng chiến lược””, Lorenz nói. “Tuy nhiên, nhà tuyển dụng muốn biết điều gì khiến ứng viên trở nên độc đáo, và cách họ sẽ tăng thêm giá trị cho tổ chức cụ thể mà họ đang ứng tuyển.”
2. ‘Chăm chỉ’ (Hard)
Khó có thể kiếm được việc làm nếu bạn cứ tiếp tục mô tả công việc của mình như vậy.
Công ty tìm kiếm việc làm ZipRecruiter đã phân tích các bản sơ yếu lý lịch và xếp hạng của chúng, và tìm thấy một số từ khóa nhất định sẽ nhận được những cái lắc đầu từ các nhà tuyển dụng.
Từ “chăm chỉ” được phát hiện có mối tương quan chặt chẽ với các đánh giá một sao với khả năng trúng tuyển được xếp hạng thấp nhất, lên đến 79%. Có khả năng từ này mang lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng bạn sẽ sớm cảm thấy chán bởi áp lực công việc.
3. ‘Số điện thoại’ (‘Phone number’)
Chuyên gia hướng dẫn xây dựng sự nghiệp Eli Amdur đưa ra lời khuyên: “Bạn chỉ cần nói “số” (number). Và chọn “email” thay vì “địa chỉ email” (email address).
4. ‘Học tập’ (‘Learning’)
ZipRecruiter cũng nhận thấy từ “học tập” có mối tương quan chặt chẽ với các đánh giá một sao, vì nó có thể mang lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng bạn thiếu kinh nghiệm và cần được đào tạo rất nhiều.
5. ‘Luôn lấy kết quả làm động lực’ (‘Results-driven’)
“Thay vì chỉ đơn giản nói rằng bạn là người luôn lấy kết quả làm động lực, hãy viết về những gì bạn đã thực sự làm có đem lại kết quả – và những kết quả đó là gì”, Lorenz nói với Business Insider.
6. ‘Chịu trách nhiệm cho’ (‘Responsible for’)
Những từ thừa thãi như “luôn chịu trách nhiệm”, “luôn giám sát” và “luôn gánh vác các nhiệm vụ”, gây phức tạp một cách không cần thiết và che giấu kinh nghiệm thực sự của bạn. “Hãy trình bày trực tiếp, súc tích và sử dụng các động từ chủ động để mô tả thành tích của bạn”, Alyssa Gelbard, người sáng lập và chủ tịch của Résumé Strategists, nói với Business Insider.
Thay vì viết, “Chịu trách nhiệm cho mảng đào tạo thực tập sinh …”, chỉ cần viết, “Đào tạo thực tập sinh …”
7. ‘Trình độ cao’ (Higly qualified)
Sử dụng các thuật ngữ như “có trình độ cao” hoặc “kinh nghiệm chuyên sâu” sẽ không khiến bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, McDonald nói. Trong thực tế, nó có thể phản tác dụng.
Thay vào đó, người tìm việc nên liệt kê các kỹ năng, thành tích và sự đáng tin cậy mà họ sẽ mang lại cho vị trí này.
8. ‘Các liên hệ luôn có sẵn theo yêu cầu’ (‘References available by request’)
“Nếu bạn lọt vào vòng phỏng vấn, người ta sẽ yêu cầu bạn cung cấp các liên hệ của những người có chuyên môn từng hướng dẫn bạn,” Geldbard nói.
9. ‘NYSE’ và tất cả các từ viết tắt khác
Vicky Oliver, tác giả của cuốn “Power Sales Words” (Những từ ngữ ma thuật trong lĩnh vực tiếp thị) và “301 Smart Answers to Tough Interview Questions” (301 câu trả lời thông minh cho các câu hỏi phỏng vấn khó nhằn), từng nói với Business Insider rằng trước tiên bạn nên đánh vần bất kỳ từ nào bạn định viết tắt và đặt chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Ví dụ: “NYSE” thì đọc luôn là “New York Stock Exchange (NYSE).” (Sàn giao dịch chứng khoán New York)
“Đối với người mới bắt đầu, các từ viết tắt đều được Viết Hoa Chữ Cái Đầu Tiên và do đó, chúng khó đọc hơn so với chữ IN HOA toàn bộ và chữ thường, “Oliver nói. “Thật khó để tôi có thể đọc một mảnh giấy toàn chữ viết tắt bởi vì tôi cứ như đang bơi trong một bát súp lềnh phềnh các chữ cái.”
10. ‘Tôi là sẽ một thành viên năng nổ trong đội’ (‘Team player’)
Ai cũng muốn khẳng định mình là một cá nhân nhiệt huyết trong đội. Vì vậy, chẳng có nhà tuyển dụng nào bị ấn tượng bởi một ứng viên ném vào mặt họ thứ ngôn từ khoa trương này. Hãy tránh xuất hiện trong CV từ này nhé!
“Thay vào đó, hãy sử dụng một ví dụ về cách bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên của công ty trong một dự án làm nhóm hoặc hợp tác với người khác,” McDonald nói.
11. ‘Đầy tham vọng’ (‘Ambitious’)
“Tất nhiên bạn sẽ chẳng đời nào dám nói mình “lười biếng”, nhưng tự cho mình là” kẻ đầy tham vọng” sẽ chẳng nghĩa lý gì trên một tập sơ yếu lý lịch,” Friedman nói.
“Điều này có thể ám chỉ rằng bạn đang nhắm đến công việc này vào thời điểm này thôi, còn sau đó sẽ nhanh chóng tìm cách chuyển lên những vị trí cao hơn trong công ty vì bạn cảm thấy không thoả mãn với vai trò đang có, việc này sẽ khiến nhà tuyển dụng bị mắc kẹt trong việc tìm kiếm công việc mới cho bạn trong tương lai gần nhất. “
12. ‘Một cách thành công’ (‘Successfully’)
“Người ta thường thừa nhận rằng bạn chắc hẳn đã thành công ở bất cứ lĩnh vực nào mà bạn đưa vào lý lịch của mình,” Gelbard nói. “Cho nên bạn không cần thiết phải nói rằng mình đã quản lý một cách thành công một chiến dịch marketing hoặc chỉ đạo một cách thành công kế hoạch ngân sách thường niên.”
13. ‘Bộ kỹ năng Văn phòng Microsoft’ (Microsoft Office Suite)
Trời, còn phải kể cái này nữa hả.
Cứ giả sử như bạn biết cách sử dụng Microsoft Word hoặc Outlook, Gelbard nói. Trừ khi bạn đặc biệt xuất sắc trong, giả sử, mảng phân tích dữ liệu bằng Microsoft Excel, còn không thì đừng khoe khoang về kỹ năng văn phòng.
14. “Giao diện” (‘Interfaced’)
“Những từ như thế này khiến nhà tuyển dụng liên tưởng bạn trông như một chiếc máy tự động,” Oliver nói. “Hầu hết các nhà tuyển dụng muốn gặp con người thay vì gặp một cái máy. Vì thế, hãy chọn các động từ đơn giản và hợp lý.” Hãy tránh xuất hiện trong CV từ này nhé!
15. ‘Nhân viên chăm chỉ’ (‘Hard worker’)
Tất nhiên một công ty sẽ hiếm khi cân nhắc bạn nếu bạn không làm việc chăm chỉ hoặc làm việc “quấy quá cho xong”, nhưng điều đó không có nghĩa là viết vào CV cụm từ tôi sẽ là “nhân viên chăm chỉ” để thuyết phục các nhà tuyển dụng tin vào những nỗ lực của bạn. Hãy tránh xuất hiện trong CV từ này nhé!
“Hãy đưa ra các ví dụ cụ thể về cách bạn đã làm việc năng suất như thế nào, thay vì sử dụng một cụm từ sáo rỗng, vào tai này để rồi ra tai kia”, McDonald nói.
16. ‘Thật thà’ (Honest)
“Tất nhiên chẳng có ứng viên nào khác ngoài kia đang ganh đua giành suất vào làm việc lại tự mô tả họ là ‘đồ hai mặt’ hoặc ‘không trung thực’,” Friedman nói.
17. ‘Đúng giờ’ (‘Punctual’)
Đúng giờ là điều tuyệt vời, nhưng cũng là thói quen khá cơ bản để duy trì một công việc. Thế nên, đừng phí chỗ trên lý lịch của bạn để khoe về chúng.
18. “Ngầu bá cháy” (‘Lit’)
Tránh dùng tiếng lóng hoặc ngôn ngữ nhắn tin thông dụng.
“Sơ yếu lý lịch là một tài liệu trang trọng và thường là ấn tượng đầu tiên mà một nhà tuyển dụng tiềm năng có được về bạn,” Gelbard nói. “Ngôn ngữ kinh doanh nên được sử dụng để củng cố ấn tượng đầu tiên đó và bạn nên tránh phong cách văn bản hoặc các từ thông thường.”
19. ‘Người có tầm ảnh hưởng’ (‘Influencer’)
Điều này có thể có nghĩa là bạn sành sỏi về mảng marketing kỹ thuật số – nhưng nhiều Influencer lại không thực sự có sức ảnh hưởng đến thế.
Hãy đưa ra số liệu thống kê về số lượng người theo dõi của bạn và chứng minh tầm ảnh hưởng của bạn thay vì đưa ra tiêu đề gây khó chịu này.
20. ‘Nhân vật của công chúng’ (People person)
Các nhà tuyển dụng đã nghe những lời sáo rỗng như “tôi là nhân vật của công chúng” nhiều đến nỗi mắt họ có thể “toé ra lửa” ngay khi nhìn thấy chúng, Oliver nói. Hãy tránh xuất hiện trong CV từ này nhé!
21. ‘Sinh ra đã biết dùng công nghệ kỹ thuật số’ (Digital native)
Đó là kỹ năng của bạn, không phải có từ trong bụng mẹ, mà đáng để bạn khoe khoang về “năng khiếu dùng internet” của mình. Hãy tránh xuất hiện trong CV từ này nhé!
22. “Xông xáo, năng nổ” (‘Hit the ground running’)
“Đây là một câu nói chuyên khiến tôi bực mình,” McDonald nói. “Câu nói này thật sự không cần thiết và chẳng tăng thêm giá trị gì cho ứng viên. Một nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ không biết đặt bạn vào đâu nếu như bạn không muốn bắt đầu công việc và bạn không cam kết làm việc.”
23. ‘Tăng trưởng đột phá’ (‘Growth hacking’)
“Nếu bạn đang thử nghiệm trên các kênh marketing: Thì. Hẵng. Nói. Cụm. Từ. Này”, Zoë Henry của Inc. trong bài viết về những từ thông dụng tệ hại nhất năm 2017.
24. ‘Tôi’ (“I”)
Tránh sử dụng các đại từ nhân xưng như tôi, chính tôi, của tôi, chúng tôi hoặc của chúng tôi, Gelbard nói.
“Nếu ai đó đang ngâm cứu sơ yếu lý lịch của bạn, họ sẽ biết rằng bạn đang nói về kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn của bạn hoặc điều gì đó liên quan đến công ty bạn làm việc, vì vậy bạn không cần phải dùng đại từ nhân xưng”, cô nói với Business Insider.
25. ‘Suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ’ (Think outside the box)
‘Suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ’ là một thuật ngữ sáo rỗng, đến gần một phần ba các nhà tuyển dụng từng phải đọc những từ này.
Một lần nữa, hãy chứng tỏ cho họ thấy bạn sáng tạo như thế nào. Kể một câu chuyện về cách bạn, giả sử như, đã đóng góp một giải pháp độc đáo nhằm thu hút khách hàng mới cho công ty của bạn.
26. ‘Khả năng lãnh đạo’ (Leadership)
Theo LinkedIn, “khả năng lãnh đạo” là một từ khoa trương nhưng vô nghĩa xuất hiện nhiều nhất trong hồ sơ của người dùng. Và nếu từ này không khiến bạn nổi bật trong hồ sơ LinkedIn của mình, bạn có thể đánh cược rằng nó sẽ không khiến cho bản lý lịch của bạn bắt mắt hơn.
Thay vì nói rằng bạn có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời, bạn sẽ thể hiện tốt hơn bằng cách làm nổi bật các ví dụ cụ thể về thời điểm bạn thể hiện các kỹ năng này và kết quả bạn đã nhận được là như thế nào.
27. ‘Có khả năng giao tiếp đặc biệt’ (‘Exceptional communicator’)
Tina Nicolai, người đã đọc hơn 40.000 CV kể từ khi thành lập công ty Résumé Writers ‘Ink, nói với Business Insider rằng các kỹ năng như “người có khả năng giao tiếp đặc biệt” là “kỳ vọng rất đỗi cơ bản trong thị trường tuyển dụng ngày nay”.
28. ‘Mục tiêu của tôi là …’ (My objective …)
Khi bạn đang viết đến chỗ này, thì đừng bận tâm đến các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tất cả các tác dụng của câu ‘Mục tiêu của tôi là …’ đó là gửi đi thông điệp mà bạn quan tâm hơn về chính con người bạn, chuyên gia về sự nghiệp và văn phòng J.T. O’Donnell viết.
“Khi điều đầu tiên mà một nhà tuyển dụng nhìn thấy trong lý lịch của bạn là những gì bạn muốn từ họ, họ ngay lập tức mất hứng”, chuyên gia tìm kiếm việc làm của TopResume – Amanda Augustine nói với O’Donnell.
Trường hợp ngoại lệ là nếu bạn đang ở trong một tình huống duy nhất, như khi bạn chuyển sang một ngành công nghiệp hoàn toàn mới.
29. ‘Lấy khách hàng làm trung tâm’ (‘Customer-centric’)
Đương nhiên, tất cả nhân viên cần phải tập trung vào khách hàng của họ – nếu không thì công ty của họ sẽ không trụ nổi đến quý sau.
30. ‘Sáng tạo’ (Innovative)
Những từ chủ quan như “sáng tạo”, “sáng kiến” và “đặc biệt” là ý kiến chủ quan và vô nghĩa đối với một nhà tuyển dụng, O’Donnell viết. Thậm chí tệ hơn, những từ này nghe như bạn đang khoe mẽ.
Augustine nói với O’Donnell rằng một bài kiểm tra tốt đó là hãy tự hỏi bản thân xem bạn có dám nói những điều này khi nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng không.
31. ‘Các hoạt động ngoại khóa’ (‘Extracurricular activities’)
Trừ khi các hoạt động này theo một cách nào đó liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển, còn không thì chẳng ai thực sự quan tâm đến những gì bạn làm trong thời gian rảnh rỗi khi họ lướt qua lý lịch của bạn.
Ngoại lệ đó là khi bạn viết vào hồ sơ một sở thích làm tăng giá trị cho lý lịch của bạn và giúp bạn nổi bật một cách tích cực.
32. ‘GPA 3.0’ (Điểm trung bình các môn là 3.0)
Khi bạn ra khỏi trường, điểm số của bạn không còn quá liên quan nữa. Trường hợp ngoại lệ đó là nếu bạn mới tốt nghiệp đại học và bạn có điểm trung bình là xuất sắc.
Nhưng nếu bạn đã ra trường được hơn ba năm, hoặc nếu điểm trung bình của bạn thấp hơn 3,8, vậy thì đừng đề cập đến điểm số nhé.
33. ‘Tận dụng’ (Utilize)
Nicolai nói với Business Insider rằng cô ấy ghét những từ quá trang trọng như “tận dụng” – chúng không hấp dẫn và họ không cho phép người đọc hiểu rõ về tính cách của người ứng tuyển, cô nói.
Và không chỉ mình cô ấy thấy thế.
Giống như một biên tập viên từng nói với tờ Grammar Girl, cô ấy thường phải thay thế những từ có vẻ tự phụ như “tận dụng” bằng những từ không mấy ấn tượng như “sử dụng” (‘use’) giúp thể hiện được chủ ý nhưng không quá phô trương.
Câu nào sử dụng nhiều từ quá trang trọng nghe có vẻ sang chảnh và khiến bạn có vẻ như đang gắng hết sức, nữ biên tập viên viết.
34. ‘Hối hả’ (Hustle)
“Nếu bạn đang thực sự hối hả đến thế, bạn sẽ không còn thời giờ để nói về nó nữa đâu,” Henry viết.
35. ‘Lặn sâu’ (Deep dive)
“Bạn đang tiến hành cuộc họp này trong một bể bơi ư?” Jonathan Parks-Ramage trong Refinery29 hỏi. “Hay có phải bạn đang ngồi ở Ủy ban Olympic, thảo luận về các trận đấu trong kỳ thế vận hội mùa hè sắp tới?”
Nếu câu trả lời là không, thì hãy giải thích chuyên môn của bạn bằng một cụm từ tiêu chuẩn hơn, ít biệt ngữ hơn nhé.
Tác giả: Rachel Gillett và Rachel Premack
Link bài gốc: 36 words and phrases you should never include on your résumé
Dịch giả: Nguyễn Việt Phương
Nguồn: Sandla.org (sưu tầm từ Ybox)
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.