Kinh nghiệm nộp đơn chương trình quốc tế

kinh-nghiem-nop-don-cac-chuong-trinh-quoc-te

Nếu bạn là người đang băn khoăn “Em chưa apply vào một chương trình quốc tế nào cả, em phải bắt đầu như thế nào?” thì có lẽ, bài viết ngắn về kinh nghiệm nộp đơn chương trình quốc tế này sẽ cho các bạn một định hướng nho nhỏ để có thể bắt đầu chuyến hành trình của mình.

Đa phần các chương trình quốc tế đều có mẫu đơn riêng với những câu hỏi xoay quanh về những tiêu chí về ứng viên mà chương trình quan tâm, ví dụ như lãnh đạo, làm việc nhóm, khả năng tổ chức, định hướng tương lai…Qua kinh nghiệm bản thân, mình có thấy vài nguyên tắc mà bạn có thể xem ở đây.

Ba nguyên tắc

Đọc kĩ về phần mô tả ứng viên lý tưởng của chương trình

Highlight những tính cách mà chương trình mong muốn và tập trung làm nổi rõ tinh cách ấy trong câu trả lời. Ví dụ, như khi một chương trình A muốn một bạn “creative” và A có một câu hỏi “Nêu ví dụ về khả năng làm việc nhóm của em” trong đơn, mình sẽ mô tả một ví dụ mà ở đó mình là “ideas maker” của nhóm. Hãy nhớ, dù bạn có tuyệt vời đi bao nhiêu chăng nữa, hãy tập trung “bán” những điều mà người ta cần chứ không phải là điều mình có.

Nộp đơn chính là “sales( bán)” bản thân bạn cho chương trình

Câu hỏi thường gặp khi nộp đơn đó là “Tại sao bạn lại tham gia chương trình này ?” Lẽ dĩ nhiên, đa phần chúng ta làm điều gì nó thường là mang lại lợi ích về mặt nào đó cho chính bản thân chúng ta (thỏa mãn đam mê, trao dồi kiến thức..), nhưng giống khi bán hàng, người mua hàng thường chỉ quan tâm “họ nhận được gì” hơn là người bán “có được gì”. Vì vậy, thay vì viết “chọn em, em sẽ có đc abcxyz”; hãy viết, “chọn em, em sẽ đem lại được cho chương trình mnkpq”. Hơn nữa, sự đam mê và tính cam kết với chương trình, dự án mà mình nộp đơn cũng là một điểm quan trọng cần thể hiện khi sales bản thân.

Bạn có bao giờ nghĩ về việc đi dự hội nghị quốc tế ?

Nguyên tắc “số hóa và động từ mạnh”

Mình rất thích một câu nói của Shark Hưng trong chương trình Shark Tank, đó là “hãy luôn nói sự thật nhưng hãy làm sự thật đó trở nên thần thánh nhất có thể”. Vì vậy thay chỉ vì đơn giản nói “tôi làm sale”, bạn có thể nói “tôi chịu trách nhiệm giới thiệu 180 loại sản phẩm đến hơn 3tr khách hang, doanh số tang trưởng 5% mỗi tháng”. Số hóa và dùng các động từ mạnh như “organize, lead, manage, accomplish…” làm cho câu trả lời trở nên thuyết phục hơn.

Nếu chương trình yêu cầu CV

Bên cạnh đó, một số chương trình yêu cầu CV( đơn xin việc/sơ yếu lý lịch) của ứng viên. Đối với các chương trình này, các bạn cũng phải customize CV của mình cho phù hợp với chương trình theo các nguyên tắc ở trên. Đặc biệt vì CV chúng ta thường có nhiều phần (education, experience, skills..) thì có thể sắp xếp các phần này theo ba cách: Cách 1, phần nào chúng ta mạnh thì để lên trước; cách 2, chương trình quan tâm đến phần nào thì xếp lên trước, cách 3, bố trí các phần phù hợp để tạo design đẹp mắt. CV thường nên chỉ từ 1-2 trang. Mẫu CV thì có hằng hà sa số trên mạng, nên các bạn chỉ cần dung google là có thể tìm và design được một mẫu CV cho riêng mình. 

Bạn có biết về mẫu CV chuẩn mực châu Âu ?

Trong trường hợp muốn nộp đơn cho các chương trình ở châu Âu, hoặc tìm kiếm một bộ CV chuẩn mực tham khảo, có thể tải “CV theo chuẩn mực châu Âu về để tham khảo”: 

Tuy nhiên, cần lưu ý quan trọng rằng, tuy các chương trình chỉ yêu cầu CV, các bạn đừng quên gửi kèm nó với một cover letter (thư giới thiệu bản thân). Trong thư này, hãy tập trung làm rõ “những tố chất chương trình cần mà chúng ta không thể liệt kê hoặc làm rõ trong CV” bằng những ví dụ cụ thể. Cover letter chỉ nên dài 1 trang thôi.

Khi bạn gửi một lá thư đi theo đường email, ngoài hai tập đính kèm là CV và cover letter, một điểm các bạn cần lưu ý đó là “ hãy nhớ viết vài dòng trong mục soạn thảo văn bản nhé”. 


Ví dụ


– “Dear Sir/Madam hoặc To Whom it may concern”, nếu chương trình có tên cụ thể người contact thì nêu vào “Dear Ms. Lil”
– Giới thiệu chút về bản thân mình và viết rõ là mình biết chương trình này từ đâu, apply cho dự án gì, ở vị trí gì.
– Một vài câu thể hiện bạn quan tâm đến chương trình này thế nào (và nếu được thì có một hai dòng nổi bật khả năng của bạn)
– Cuối cùng, là một câu nói quen thuộc” Hãy liên lạc với t nếu cần thêm thông tin, cảm ơn và mong chờ hồi âm từ bạn”
– Best regards/ Yours sincerely, kí tên.

Mong rằng vài chia sẻ từ kinh nghiệm sẽ giúp các bạn vững tin hơn một chút trên hành trình bước ra biển lớn. 

Mọi thứ đều cần có lần đầu, người khác làm được, tại sao mình lại không ? 


Về Phạm Hoàng Diễm và Sandla

Nguồn: Fb Phạm Hoàng Diễm (pham.hoangdiem)


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.