Vạn Lý Trường Thành Và Top 5 Điều Bí Mật Thú Vị

van-ly-truong-thanh-va-top-5-dieu-bi-mat-thu-vi

Trường Thành là một điểm đến mơ ước của những ai thích khám phá, thích những điều bí ẩn. Bởi vì, công trình “dài nhất hành tinh” này ẩn giấu vô vàn những bí ẩn khiến ai cũng phải tò mò và khám phá. Hãy cùng Sandla tìm hiểu một số điều bí ẩn trong công trình thế kỉ này nhé!

1. Trường Thành – “mồ chôn” của người lao động khổ sai

Dưới thời Tần việc xây thành là một trong nhưng hình phạt phổ biến dành cho những tù nhân. Bên cạnh đó binh lính, dân thường cũng là những đối tượng bị bắt đi xây thành. Với nhiều bí ẩn tâm linh và sự nguy hiểm về địa hình và thời tiết , ước tính đã có hàng triệu người đã “bỏ mạng” khi tham gia xây thành.

Dân khổ sai phải làm việc cật lực bất kể ngày đêm, giá buốt , nóng bức. Thêm vào đó là sự giám sát nghiêm ngặt và những trận đòn roi diễn ra thường xuyên đã làm cho con đường đi xây thành trở thành như con đường vào cõi tử thần.

2. Trường Thành không thể thấy được từ vũ trụ

Mặc dù là một công trình dài và đồ sộ nhất trên thế giới. Thế nhưng có một sự thật rằng Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ vũ trụ. Điều này đã được xác minh thông qua việc du thám vào vũ trụ của phi hành gia Neil Armstrong.

Theo các nhà khoa học, việc nhìn thấy được Trường Thành từ mặt trăng không phải là không có cách. Nhưng để làm được điều đó con người cần có thị lực siêu phàm và độ phân giải của thị lực phải tốt gấp 17.000 lần thị lực bình thường. Đây là một trong những điều không thể thành sự thật ở hiện tại.

Kinh nghiệm thi GMAT mà không cần đi học của mình

3. Câu chuyện 99 999 viên gạch ở Gia Dục Quan

Đây là một câu chuyện tâm linh sống động có thật tại Gia Dục Quan hay còn được biết đến với cái tên “Thiên hạ đẹp nhất hùng quan”. Tức là cửa ải đẹp và hùng vĩ nhất thiên hạ. Đây cũng là một trong những cửa ải còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Câu chuyện 99 999 viên gạch ở Gia Dục Quan gắn liền với một kiến trúc sư, nhà số học nổi tiếng của nhà Minh tên là Dịch Khai Chiêm. Ông là người thiết kế xây dựng và dự đoán cổng Gia Dục Quan sẽ xây hết 99 999 viên gạch. Tuy nhiên, viên quan coi thành lại không tin tưởng và nói rằng nếu dư ra một viên gạch, quân lính sẽ chịu khổ sai trong ba năm.

Đến khi xây xong, đúng là thừa ra một viên gạch. Viên quan đắc chí ra tay trừng phạt Dịch Khai Chiêm và binh lính. Tuy nhiên, Dịch Khai Chiêm lại nói rằng, đó là viên gạch do thần tiên đặt, chỉ cần xê dịch tường thành sẽ đổ. Viên quan không tin nên đã bỏ viên gạch đó đi. Quả thật tường thành sụp đổ ngay lập tức. Sau khi hoàn thành lại, viên gạch đó được đặt lại ngay đúng vị trí cũ và nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trở thành một “minh chứng” cùng năm tháng cho sự bí ẩn không thể lí giải của Vạn Lý Trường Thành.

Tất Cả Điều Bạn Cần Biết Về Kinh Nghiệm Học Bổng Global UGRAD

4. Gạo nếp là một trong những nguyên liệu xây thành

Trải qua hơn 2300 năm xây dựng hoàn thành và tồn tại trường tồn đến ngày hôm nay. Vạn Lý Trường Thành đích thực là một công trình thế kỉ. Thế nhưng, đằng sau sự vững trãi sừng sững qua hàng ngàn năm đó là một bí mật ẩn sau về nguyên liệu xây thành.

Theo các nhà nghiên cứu về khảo cổ học, trong các nguyên liệu xây thành, người ta đã dùn gạo nếp để tạo vữa với mục đích tạo độ kết dính và chống thấm cao. Đây là một trong những công trình nghiên cứu đã được công bố công khai. Nó cho thấy sự vượt trội và vĩ đại nhất trong những phát kiến dưới thời nhà Minh.

Theo đó để có loại vữa đặc biệt này, người ta dùng gạo nếp trộn với đá vôi nung nóng ở nhiệt độ cao và các nguyên liệu khác. Hợp chất amylopectin có trong gạo nếp là mấu chốt tao nên sự kết dính bền chặt giúp tường thành vững chắc hơn. Phát kiến này là một minh chứng xác đáng cho tác dụng mạnh mẽ của vật liệu hữu cơ kết hợp vô cơ trong xây dựng. Đây cũng là một bí quyết quan trọng giúp cho những lăng tẩm, cung điện thời kì sau đó có sức bền bỉ và chắc chắn trước mọi tác động của thời gian.

5. Chuyện nàng Mạnh Khương Nữ khóc đổ tường thành

Truyền thuyết này gắn liền với điển tích “Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành”. Nó xuất phát từ câu chuyện tình cảm động của Mạnh Khương và chồng là Phạm Hỷ Lương

Tương truyền ngày đó trước vẻ tri thức, sự trung thực và hiếu nghĩa của Phạm Hỷ Lương đã khiến Mạnh Khương động lòng. Hai người sớm đem lòng yêu mến nhau và kết duyên vợ chồng. Nhưng hạnh phúc chỉ vọn vẹn ba ngày, chồng của Mạnh Khương bị bắt đi xây Trường Thành. Vì quá đau buồn và thương chồng, nàng đã khóc từ năm này sang tháng nọ. Người chồng biền biệt tin tức nhiều năm, Mạnh Khương quyết tâm lên đường tìm chồng không quản khó khăn. Tới Trường Thành, nàng dò la tin tức thì biết chồng đã chết. Thương xót chồng, nàng đã khóc suốt ba ngày làm sụp cả một đoạn Trường Thành.

Kể rằng, tiếng khóc thương của Mạnh Khương vang vọng khắp đất trời, làm cho trời đất cũng trở nên u ám. Tiếng khóc tới đâu, Trường Thành đổ tới đó. Trường Thành đổ nát làm lộ ra xương cốt của Phạm Hỷ Lương. Nàng an táng chồng chu đáo rồi tự vẫn tại biển Bột Hải.

Xót thương trước tấm chân tình của nàng Mạnh Khương, người dân đã lập nên một miếu thờ Mạnh Khương Tử tại vùng đất Sơn Hải Quan thuộc tỉnh Hà Bắc.

Nguồn: Sandla.org (sưu tầm từ ybox.vn)


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.