Đây chính là câu hỏi siêu quen thuộc khi phỏng vấn học bổng “ Bạn biết gì về nước chúng tôi “ và bạn có ý tưởng gì để làm cho câu trả lời của mình trở nên khác biệt không ? Tại sao bạn không thử bắt đầu suy nghĩ và tìm kiếm các khác biệt của các quốc gia về những “ý nghĩa biểu tượng đặc trưng” của quốc gia đó ?
New Zealand
Chim kiwi và lá dương xỉ bạc là hai biểu tượng nổi tiếng của New Zealand.
Chim kiwi
Trong đó, chim kiwi là loài đặc hữu, chỉ có ở đảo quốc này. Chúng không biết bay, kích thước như một con gà, bộ dạng vụng về nhưng chạy được nhanh hơn người và có tính cảnh giác cao. Kiwi cũng là loài chim độc nhất vô nhị có lỗ mũi ở ngay trên đầu mỏ.
Bất chấp những nét kỳ quặc, chim kiwi được người New Zealand bảo vệ và trở thành ý nghĩa biểu tượng của quốc gia này. Năm 1918, từ điển Oxford tiếng Anh đã dùng từ kiwi với nghĩa là người New Zealand, mô tả binh sĩ quân đội nước này. Ngày nay, khi nhắc tới người New Zealand, mọi người vẫn thường gọi với tên thân mật là người kiwi hay người dân xứ kiwi.
Lá dương xỉ bạc
Còn lá dương xỉ bạc được chấp nhận như một biểu tượng của New Zealand kể từ thập niên 1880. Theo Cổng thông tin bảo tàng Te Papa của New Zealand, đối với người Maori, dương xỉ bạc tượng trưng cho sức mạnh, khả năng chống chọi với mọi điều kiện khắc nghiệt. Và với người Pekeha (người New Zealand không có gốc Maori), dương xỉ tượng trưng cho sự gắn bó với quê hương.
Hình ảnh chim kiwi và dương xỉ xuất hiện trên tiền và biểu tượng của nhiều tổ chức, công ty, tập đoàn lớn ở New Zealand.
Đan Mạch
Theo Wild about Denmark, thiên nga trắng trở thành loài chim quốc gia của Đan Mạch vào năm 1984, thay thế cho loài sơn ca Á-Âu.
Thiên nga trắng nổi tiếng ở Đan Mạch nhờ câu chuyện “Con vịt xấu xí” của tác giả Hans Christian Andersen. Những năm 20 của thế kỷ 20, loài chim quốc gia này gần như tuyệt chủng. Sau nhiều biện pháp bảo vệ, số lượng thiên nga trắng lớn dần và giờ đây, mọi người có thể nhìn thấy chúng trên khắp Đan Mạch và nhiều nơi ở Bắc Âu.
Ireland
Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland không có quốc hoa nhưng bốn xứ thuộc vương quốc đều có loài hoa biểu trưng. Anh có hoa hồng Tudor, Scotland là cây kế, xứ Wales là hoa thủy tiên và cỏ ba lá được chọn làm biểu tượng của Ireland.
Theo truyền thuyết, thánh Patrick, vị thánh bảo trợ của Ireland, đã sử dụng cây cỏ ba lá mọc trên vùng đất này trong bài thuyết giảng của mình để giải thích cho dân chúng về thuyết “Ba ngôi” – Cha, Con và Thánh thần trong Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 5.
Đến nay, vào ngày thánh Patrick (17/3 hàng năm), cộng đồng người Ireland vẫn thường mặc trang phục màu xanh lá có hình cỏ ba lá để gợi lại truyền thuyết này. Cỏ ba lá trở thành ý nghĩa biểu tượng cho niềm tin, hy vọng và sự đâm trồi nảy lộc ở đất nước Ireland.
Nhật Bản
Núi Phú Sĩ
Ngọn núi Phú Sĩ cao chừng 3776m so với mực nước biển là ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản. Nó có hình dáng tam giác cân giống như hình chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật. Núi Phú Sĩ được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. Và đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay. Cũng giống như người con gái đẹp, núi Phú Sĩ sẽ hấp dẫn người ta nhất khi được ngắm nhìn từ phía sauyết, thánh Patrick, vị thánh bảo trợ của Ireland, đã sử dụng cây cỏ ba lá mọc trên vùng đất này trong bài thuyết giảng của mình để giải thích cho dân chúng về thuyết “Ba ngôi” – Cha, Con và Thánh thần trong Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 5.
Hoa anh đào
Hoa anh đào được xem là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Loài hoa này vô cùng khác lạ bởi cho tới khi hoa rơi, sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Người Nhật Bản, nhất là các võ sĩ đạo đặc biệt yêu thích vẻ tinh khiết, mong manh của bông hoa anh đào. Cuộc đời bông hoa anh đào ngắn ngủ, phù du nhưng lại vô cùng thanh cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt, bởi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rõ của mình lại chính là cái đẹp cao cả nhất.
Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh cánh hoa anh đào lìa cành được người Nhật Bản liên tưởng tới cái chết nhẹ tựa lông hồng của những võ sĩ Samurai. Chính vì vậy người Nhật đã có câu nói rằng: “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm võ sĩ đạo”
Học Bổng Phần Lan Thạc Sĩ Toàn Phần Hanken Premium Tại Đại Học Hanken
Ý
Quốc Kỳ nước Ý
Về sau khi lá cờ ba màu được sử dụng làm quốc kỳ Ý, các màu sắc của nó đã được mang nhiều ý nghĩa mới. Có người cho rằng, màu xanh lá cây tượng trưng cho đồng bằng xanh tươi, màu trắng cho những ngọn núi tuyết phủ và màu đỏ cho máu của những chiến sĩ ngã xuống vì nền độc lập của tổ quốc. Nhưng một số khác lại dựa trên những phẩm hạnh tôn giáo: màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng, màu trắng cho niềm tin, còn màu đỏ thể hiện lòng nhân ái
Hoa Loa Kèn
Ở mỗi quốc gia có những loại quốc hoa đặc trưng riêng tùy thuộc vào độ phổ biến, sự yêu thích và ý nghĩa mà nó mang lại sao cho khi nhắc đến loài hoa ấy thì người ta sẽ nghĩ ngay đến những đức tính tốt đẹp của con người, của dân tộc thuộc quốc gia ấy. Và quốc hoa của một đất nước tươi đẹp, lãng mạn như Italy đó chính là Hoa loa kèn.
Hoa loa kèn còn giữ một ý nghĩa biểu trưng mạnh mẽ mang giá trị về thời gian vì đây là loài hoa được mệnh danh là xuất hiện lâu đời nhất trên thế giới do khi tìm thấy những đóa loa kèn đầu tiên là được vẽ trên tường của những tòa lâu đài cổ đại Hy Lạp, loài hoa này còn tượng trưng cho nữ thần Hera – vợ của thần Zeus là nữ thần của phụ nữ và hôn nhân.
Pháp
Quốc kỳ nước Pháp
Quốc kỳ của Pháp (tiếng Pháp gọi là “drapeau tricolore”, “drapeau français”, và trong cách nói quân sự là “les couleurs”) ra đời trong cuộc Cách mạng năm 1789, khi dân quân mở cuộc tấn công phá ngục Bastille ở Paris. Lúc bấy giờ quân lính cách mạng đầu đội mũ xanh dương – đỏ – trắng và lá cờ cũng lấy ba màu đó làm nền.
Với cuộc cách mạng này, vấn đề đại sự quốc gia không còn là của riêng gia tộc hoàng gia mà là vấn đề của cả dân tộc. Như vậy, với quan niệm mới này, lá cờ không còn là biểu tượng của gia tộc lãnh đạo, mà là biểu tượng của toàn thể quốc dân. Người Pháp đã dùng từ ngữ “drapeau national” để chỉ biểu tượng này. Quan niệm của người Pháp dần dần được người các nước khác chấp nhận và người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng từ ngữ “national flag” khi nói đến lá cờ của mình.
Gà Trống Gô-Loa
Từ lâu, đội tuyển bóng đá Pháp đã được gắn liền với hình ảnh “Những chú gà trống Gô-loa” (trong tiếng Pháp là “Gaulois”). Gà trống Gô-loa hay còn được biết đến với cái tên “Gallus Gallus” là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của thế giới nói chung và của nước Pháp nói riêng. Hàng trăm năm nay, nó được coi là tượng trưng cho sự chân thành và tươi sáng.
https://www.youtube.com/watch?v=pIlkxkdg8Og
Nguồn: Sandla- tổng hợp
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.