Tuyển Dụng: Những Kiểu Ứng Viên Khó Qua Được Vòng Phỏng Vấn

lap-ke-hoach-du-hoc-trong-mua-dich

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao có những người phỏng vấn lần đầu tiên đã được nhận vào làm việc ngay, trong khi đó bạn phỏng vấn năm lần bảy lượt vẫn không lọt qua được vòng phỏng vấn không? Hãy thử đọc qua bài viết này để xem bạn có nằm trong những kiểu ứng viên khó lọt qua được vòng phỏng vấn của các nhà tuyển dụng hay không nhé!

1. Cho mình là trung tâm vũ trụ

Đây là kiểu ứng viên thường gặp nhất khi tuyển dụng. Kiểu này thường có những yêu cầu rất cao về lương thưởng mặc dù kiến thức và kĩ năng chuyên môn chưa chắc đã đáp ứng được. Một tôn chỉ thường thấy của kiểu này là “lương dưới 8 số (dưới 10 triệu) thì em không làm” hay câu hỏi đầu tiên họ dành cho nhà tuyển dụng thường là “lương thưởng thế nào? Chế độ phúc lợi ra sao?” chứ không phải là những quan tâm về sự phát triển, thăng tiến của nghề nghiệp trong tương lai hay vấn đề đào tạo phát trển đội ngũ trong công ty.

Theo khảo sát với các nhà tuyển dụng thì kiểu ứng viên ảo tưởng sức mạnh này thì khả năng  không được tuyển dụng là cao nhất.

Nên nhớ một điều là “Thái độ là tất cả” cho dù bạn có tốt nghiệp đại học loại ưu tú hay là du học Mỹ, Châu Âu về thì chưa chắc những kiến thức của bạn phù hợp và áp dụng được vào trong công việc. Công ty sẽ trả lương cho bạn theo hiệu quả công việc và những gì bạn thể hiện được.

Nên đừng chỉ tập trung vào đòi hỏi quyền lợi, lương thưởng nếu năng lực thực sự của bạn không tương xứng, nếu không thì khả năng bạn sẽ bị gạch tên rất cao đấy nhé.

2. Thích chém gió

Đây là kiểu ứng viên thích tỏ ra “nguy hiểm”, nói rất hay, phân tích và lý luận rất tốt nhưng khi đưa ra một vấn đề thực tế để xử lý thì lại chẳng làm được bao nhiêu. Kiểu ứng viên này đang xuất hiện ngày càng nhiều, một phần cũng do phương pháp đào tạo đại học hiện nay không theo sát thực tế và những yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp.

Để tránh bị trở thành kiểu này thì các bạn ứng viên cần tìm hiểu về thực tế những yêu cầu nghề nghiệp mà các doanh nghiệp cần từ đó trang bị cho mình các kĩ năng và thực hành cần thiết ngay từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghể nhà trường. Đừng để nước tới chân mới nhảy thì đã muộn.

Học Bổng Toàn Phần Trong Lĩnh Vực Tài Chính Từ King’s College London

3. Đứng núi này trông núi nọ

Kiểu này thường thì chỉ được phát hiện khi đã pass qua vòng phỏng vấn và vào làm việc. Kiểu này có thể gọi là “Dreamer” nghĩa là những kẻ mộng mơ. Trong khi đồng nghiệp đang làm việc thì các “Dreamer” ngồi mơ mộng về công ty của đứa bạn mà mình mới đi coffee tối qua và được biết là công ty nó lương cao hơn lương mình.

Kiểu này thường chẳng gắn bó với công việc được bao lâu và sẽ nhanh chóng nhảy việc khi thấy một công ty khác tốt hơn (thường chỉ là do lương cao hơn). Với suy nghĩ như vậy thì một năm trải qua 2, 3 công ty là chuyện bình thường.

Tâm sự

Tôi có một cô bạn thuộc nhóm “Dreamer” này, sau khi tốt nghiệp đại học được 5 năm, trong khi bạn bè chỉ làm qua 1 hoặc 2 công ty và đã thăng tiến lên các chức vụ cao hơn trong công việc thì cô ấy vẫn đang đi rải CV xin việc, gõ cửa từng công ty để phỏng vấn. Nguyên nhân là trong 5 năm sau khi tốt nghiệp đại học thay vì làm tốt công việc của mình ở một công ty và nỗ lực để đạt được sự thăng tiến trong công việc thì cô ấy liên tục nhảy việc, trong 5 năm đã trải qua 6 công ty.

Giờ đây khi đã trải qua 5 năm làm việc kinh nghiệm thực tế lại chẳng có bao nhiêu. Do liên tục nhảy việc nên tới giờ đi phỏng vấn công ty nào cũng chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối của các nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV với thành tích nhảy việc đồ sộ, một số công ty đồng ý nhận vào thì lại trả với mức lương ngang với ứng viên mới ra trường.

Qua câu chuyện của cô bạn tôi ở trên, hi vọng các bạn ứng viên có thể “giác ngộ” ra một điều là chỉ cần bạn làm tốt công việc của mình, cố gắng nỗ lực hết sức thì sẽ có ngày sự thành công, thăng tiến sẽ đến với bạn, giống như có bỏ công sức trồng cây rồi sẽ có ngày thu hoạch được trái ngọt. Đừng đứng núi này trông núi nọ thì để đến khi nhìn lại mới thấy sau những lần nhảy việc, mình chẳng nhận lại được gì ngoài “trái đắng”.

4. Kiểu thích bao biện, sợ trách nhiệm

Con người ta thường có một câu cửa miệng mỗi khi phạm sai lầm đó là “Tại vì… Bởi vì.. Cho nên…”. Những người thói quen vậy là những người thích bao biện, viện lý do để bào chữa cho lỗi lầm của mình. Đây là kiểu người thường sẽ không có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc hoặc là sợ trách nhiệm hoặc là muốn trốn tránh trách nhiệm.

Người khác thường không quan tâm lắm về lý do của bạn là gì, họ thường chỉ chú ý vào sai lầm của bạn thôi. Nên việc bạn giải thích lý do sẽ không chứng minh được rằng bạn không có lỗi mà trái lại nó còn cho thấy bạn đang bao biện và trốn tránh trách nhiệm của mình thôi. Đặc biệt  là đối với những sai lầm lặp đi lặp lại.

Bạn muốn Gap Year?

Ví dụ như bạn đi muộn thì chỉ cần nói lời xin lỗi một cách chân thành và nghiêm túc như: “Xin lỗi vì tôi đã đi trễ làm ảnh hưởng tới mọi người” là đã có hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn mở đầu câu nói bằng lý do của bạn về việc đi trễ rồi. Nhưng chú ý là đã xin lỗi thì nên nhớ và sửa chữa chứ đừng lặp lại nữa nhé.

Vì vậy nếu bạn có tính cách này thì nên sửa chữa ngay, nếu không khả năng rất cao là bạn có thể bị những nhà tuyển dụng gạch tên đấy nhé.

Tổng kết

Trên đây là 4 kiểu ứng viên rất dễ bị đánh trượt nhất ở vòng phỏng vấn. Để tránh bị lọt vào những kiểu này thì các bạn ứng viên cần nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân mình, sau đó list ra những điều mình chưa tốt, những điều mình còn thiếu để có thể thấy và sửa chữa mỗi ngày. Vì thay đổi một điều gì đó đã tồn tại từ lâu không phải là một điều dễ dàng hay nhanh chóng được mà cần phải có thời gian thay đổi và rèn luyện.

Xem thêm video tại đây

Nguồn: Sandla.org (sưu tầm từ ohay.tv)


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.