Sống một thân một mình ở nơi đất khách quê người chưa bao giờ là điều dễ dàng. Sốc văn hóa, sự thay đổi về ngôn ngữ, sự cô đơn nhưng luôn phải cố gắng mạnh mẽ để vượt qua. Sandla mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm khi sống ở Canada của một cô gái người Việt chân chính nhé!
Những ngày đầu
Những ngày đầu thì phải làm những hoạt động này trước : lấy số phone vì các paper work đều đòi mình cung cấp số phone ( các Shopping Malls đều có), mở thẻ bank (TD, CIBC, RBC, BMO…cũng trong Shopping Malls), số SIN ( Canada Service kế bên Scarborough Town & Center ), học và thi bằng lái lý thuyết G1 ( tại địa chỉ và phí thi https://www.drivetest.ca/tests/fees.html tìm mục Find a Drive Test Center )
– Phone Plans của các hãng rất phong phú và đa dạng cứ shop around rồi thấy cái nào dịch vụ ổn với giá hợp lý thì đăng ký xài, số là của mình, mốt chuyển plan qua Couriers khác vẫn giữ số đó. Nhớ compare và ask for discount nhé, gần các ngày lễ hay có promotion sẽ được chuyển qua plans khác với nhiều benefits hơn.
Mở tài khoản
– Vào TD Bank mở USD & CAD account debit-VISA credit-saving blah blah thì chả phải tốn xu nào để deposit, ngoài ra nếu là sinh viên thì có thể mở Mastercard ở BMO cũng nhiều discount ăn uống mua sắm. RBC và CIBC các kiểu cứ shop arround thích cái nào thì mở cái đó để build up credit score tốt cho việc mua xe và mua nhà mai này. Và tuyệt đối đừng hủy credit card và phải trả tiền đúng hạn.
– Áo ấm phải đợi tháng 10 cuối thu hoặc mua trái mùa cuối đông mới rẻ, duy chỉ có Canada Goose là luôn có bán với giá ~$1,000 ( included tax 13% ), tiết kiệm hơn thì mặc multi-layers với áo khoác <$200, đầu tư vào giày đi tuyết cho ấm áp ko trơn trượt thì ý nghĩa hơn. Mặc ấm tay chân và đầu nữa là ok. Nếu không có điều kiện nhiều thì có thể mua đồ second hand ở Salvation Army 77 River Street, Toronto M5A 3P1, Hours: Monday to Friday 10:00 – 4:00 p.m.
Học bằng lái
– Học và thi bằng lái lý thuyết G1 từ VN nếu có thể qua trang web http://www.g1.ca/ , thi cũng nhanh và dễ. Sau đó thi bằng thực hành G2, nếu có bằng lái từ VN>2 năm thì có thể đăng ký thì thực hành ( sau khi hoàn thành G1 ) lấy Full G mà không phải chờ 1 năm. “Bằng quốc tế” mà ở VN làm thực ra chỉ là dịch thuật công chứng và áp dụng với những nước ký hiệp định với VN, nên làm cái này khi đi du lịch ở Canada > 3 tháng.
Còn ở dưới 3 tháng thì không cần làm dịch cái này cầm luôn cái bằng lái của mình là ok, nhưng recommend là không nên lái nếu chưa từng lái xe ở khu vực Bắc Mỹ để đảm bảo an toàn, ở đây họ lái tốc độ khá cao và rất khác với VN, mất tập trung chút là nguy hiểm.
– Việc làm và giấy tờ linh tinh các kiểu cứ ra CIC Newcomer Service hoặc Canada Center hoặc Ontario Service, và lên trường học.
Việc mua xe
– Thời gian đầu thì không nên mua xe vội thì xe thì rẻ ( tầm 5~7 nghìn là hoành tráng rồi ) nhưng bảo hiểm thì mắc, tầm 500~700$/tháng cho new driver, tính ra 1 năm đi xe tiền bảo hiểm gần bằng cái xe. Đi public transport thì có subway/bus/streetcar cứ ra mua thẻ tháng ở station hoặc mua token ở convenience store ( 5 xu ~ $14.5 ) lên xe bus bỏ 1 xu vào ống heo của tài xế ( nếu bỏ cash phải đưa đúng $3 vì driver không trả lại tiền thừa ),
Yêu cầu ( nhưng đa phần là họ tự đưa ) lấy cái transfer receipt POP ( đi subway thì vừa lên escalator sẽ thấy cái trụ đỏ lè, bấm nút nó sẽ lòi ra cái giấy transfer ) để lên bus khác trình cho driver xem được đi tiếp. 1 xu token có thể đi nối chuyến A-B-C-D liên tục nhưng không ngắt quãng lâu và không được đi bus chiều ngược lại ( one-way route only ). Nếu không phải là xuống trạm cuối thì đừng nên ngủ trên xe dù mệt mỏi, xe chạy hố là còn mệt hơn nữa phải đón tuyến khác tốn tiền quay ngược lại.
Công việc ổn định
– Ở đây có stable jobs là sẽ có mọi thứ ( nhưng nợ ngân hàng 5~20 năm keke ) dù cho làm công việc gì đi nữa, tất cả đều công bằng dĩ nhiên cho người siêng làm only. Làm nhiều thì bị đánh thuế nhiều, làm ít đóng thuế ít, cuối cùng 2 mức ấy cũng phù hợp với cấu trúc xã hội mà chính phủ đã setup. Không có chuyện làm công nhân thì không bao giờ mua được cái xe.
Ví dụ nhé : Mazda 3 đẹp cáu cạnh 25 nghìn khỏi trả trước xu nào lãi suất 0% mỗi tháng trả chừng 4~500 đồng nếu đã từng chạy Mazda và đổi xe đời mới hơn, còn không thì cứ 1% thôi, lãi cho có hình thức, tương tự như mua nhà 2.5~4%. Có điều muốn làm giàu thì ở đây hơi khó vì luật chặt chẽ khó lách hehe đúng câu sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Một số kinh nghiệm nhỏ lẻ khác :
– Bài học 1 : tuyệt đối không mua suitcase nhựa và các đồ quan trọng ở Vietnam ( trừ mắt kiếng và làm răng ), cứ vali vải cổ điển mà chiến cho bền hoặc ra nước ngoài mua cho đúng hàng tốt, một cách khác là mọi người cứ đóng 1 cái thùng xốp 25kg quấn keo vòng quanh là ổn, không bị mất hàng khi về VN còn lúc đi thì nhẹ kg đựng được nhiều đồ hơn.
– Bài học 2 : kiên quyết từ chối ( cho dù 3,4, hay n lần ) mấy anh giúp đẩy vali trong khu vực lấy hành lý nếu không muốn tốn $10~$20, có điều có mấy ảnh đẩy thì hành lý được ra dễ dàng ít bị soi hơn, và cũng tiện cho những phụ nữ, người già và trẻ em đi một mình thì nên dùng service này.
Thích nhắn tin
– Bài học 3 : Ở đây ít có người bắt phone mình gọi lắm nha. Người ta thích nhắn tin hơn là gọi. Và nếu gọi thì để lại tin nhắn. Nếu người ta rảnh sẽ gọi lại em. Còn nữa, mọi giao dịch đều có thể thực hiện bằng phone. Khi gọi dịch vụ thời gian chờ sẽ rất lâu. Nếu cuộc gọi quan trọng thì đừng cúp máy. Vì nếu cúp máy gọi lại, thời gian chờ thậm chí còn lâu hơn.
– Bài học 4 : Khi mua hàng nhớ coi kỹ hoá đơn, vì có thể họ tính sai. Một số siêu thị như Superstore sẽ tặng mình món hàng đó luôn nếu mình phát hiện họ tính tiền sai trong ngày. Với điều kiện hàng nguyên giá và nếu món đồ dưới 10$. Nếu hàng giảm giá sẽ ko được như vậy.
Hỏi trước khi giúp
– Bài học 5 : thấy ai té ngã và cần giúp đỡ thì đừng sà vào vội mà hãy “ask for consent” trước liệu họ có cần giúp không, không khéo bị kiện phát là tèo, cách hay nhất là gọi 911 để Police handle nếu bạn không có CPR làm First Aid.
– Bài học 6 : khí hậu Canada thay đổi thất thường sáng nóng chiều lạnh, nếu phải ra đường thì việc đầu tiên check thời tiết và vác theo cái áo khoác dù có mặc hay không. Ở đây phải giữ sức khỏe đúng như câu “sức khỏe là vàng”, bệnh cái là tốn cục vàng cho bác sĩ đấy 😀
Tìm hiểu trước
– Bài học 7 : hỏi thông tin để tham khảo và double-check thôi chứ mình nên tự google trước, như vụ thi/đổi bằng lái xe thì vào trang này https://www.drivetest.ca/find-a-driv…/alphabetical_list.html thi lý thuyết gần $150 còn đổi bằng lái > 2 năm tuổi ở VN thì phí là $90 ( vẫn phải thi lại lý thuyết và thực hành nhưng miễn thời gian chờ 1 năm từ G2 lên Full G )
– Bài học 8 : nên đến DriveTest Center lúc 8h để xếp hàng để lúc 8h30 họ làm việc mình vào làm đầu sẽ nhanh hơn, nếu không chờ khoảng 1~1.5 tiếng. Bằng lái xe ở VN nên đổi về thẻ PET song ngữ loại B1 vì mặt sau thẻ chỉ mô tả B1 và họ không chấp nhận bằng lái B2 ( lý do không có description for B2 ). Còn nếu vẫn muốn giữ phải làm bằng lái International trước có mô tả B2 là gì? còn nếu qua Cad thì dịch ở đại sứ quán mất $80.
–Các bạn hãy theo dõi Thư viện học bổng và cơ hội nước ngoài của Sandla ở đây để cập nhật sớm nhất những cơ hội hay cho mình nhé–
Nguồn : Sandla sưu tầm từ hội du học sinh Việt Nam ở Canada
( Còn tiếp ).
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.