Kinh nghiệm và môi trường làm việc ở các nước châu Á

kinh-nghiem-va-moi-truong-lam-viec-o-cac-nuoc-chau-a

Hiểu về văn hóa của các nước Châu Á sẽ dễ dàng cho ta hòa nhập với môi trường làm việc tại công ty. Cùng Sandla tìm hiểu làm việc ở các nước châu Á nhé.

1. Hàn Quốc

Văn hóa Hàn Quốc có hệ thống phân cấp thứ bậc rõ ràng, và môi trường làm việc cũng không ngoại lệ. Và nếu bạn là nhân viên mới, thì trong công việc mới đầu sẽ gặp nhiều khó khăn đó: như được mọi người nhờ vả các công việc vặt, ý kiến cá nhân chưa có trọng lượng do người Hàn coi trọng ý kiến tập thể hay phải chịu sự khắt khe hơn từ các tiền bối.

Ngoài ra văn hóa người Hàn gồm:

  • Môi trường làm việc năng động, chăm chỉ và chịu áp lực cao
  • Các sếp lớn quan tâm đến kết quả công việc
  • Coi trọng thói quen đúng giờ
  • Người Hàn coi trọng thể diện, từ phong cách ăn mặc, nghi lễ chào hỏi, ngay cả họ thể hiện quyền lực với cấp dưới
  • Luôn chào nhau khi gặp mặt, cấp dưới cúi đầu chào cấp trên

Bên cạnh đó, công ty Hàn cũng rất coi trọng việc xây dựng tập thể môi trường gắn kết. Hàng năm, có các hoạt động training, team building,…

Áp lực công việc là thế, tuy nhiên người Hàn giải trí là phải “chơi hết mình” đấy nhé. Tại tất cả công ty, văn hóa ăn nhậu và vui chơi sau giờ làm luôn được mọi người hưởng ứng. Môi trường làm việc tại đây luôn phân cấp và có áp lực nặng nề, nhưng các công ty đồng thời cũng sẵn sàng chi một khoảng tiền lớn để nhân viên của mình có thể đi xả stress vào cuối mỗi ngày làm việc.

2. Philippin

Trong gặp gỡ, đàm phán

Khi sắp xếp một cuộc hẹn, đặc biệt là với các cơ quan Chính phủ, sẽ rất thuận lợi cho bạn nếu có trung gian hoặc một người nào đó đã có liên hệ trước với cơ quan bạn muốn làm việc nhân danh bạn đứng ra giới thiệu đôi chút. 

Người Philippines thích gặp gỡ vào buổi chiều hoặc giữa giờ làm việc buổi sáng. Trước ngày hẹn gặp một ngày, bạn nên gọi điện để xác định lại cuộc gặp gỡ đó. Làm việc với đối tác Philippines, bạn phải làm quen với việc đến muộn ít nhất là 15 phút của họ. Và với các đối tác quan trọng, khoảng thời gian chờ đợi này có thể còn lâu hơn. 

Hơn nữa, cũng giống như những nền văn hóa Châu Á khác, người Philippines rất tránh việc “mất mặt” ở nơi công cộng. 

Kinh nghiệm thi GMAT mà không cần đi học của mình

Trao đổi, danh thiếp là bắt buộc

Trao đổi danh thiếp là một công việc bắt buộc khi đàm phán với người Philippines dù rằng cách thức trao đổi có phần thoải mái hơn so với các nền văn hóa khác. Khi một đối tác Philippines đưa cho bạn số điện thoại cá nhân của họ (số nhà riêng hoặc số di động) ngoài những thông tin trong danh thiếp, điều đó có thể coi là một lời mời gọi đến hoặc là một dấu hiệu tốt cho việc thiết lập một mối quan hệ thân mật.

Thể hiện cảm xúc

Người Philippines khá thoải mái khi thể hiện cảm xúc của mình. Tuy nhiên, ở nơi công cộng, họ thường không biểu lộ sự giận dữ của mình nhằm tránh trở nên thô lỗ. Việc bắt tay, ôm choàng qua vai đều được chấp nhận ở Philippines.

Nói chuyện

Người Philippines rất dễ kết bạn. Họ đều rất chân tình và hiếu khách. Trong khi trò chuyện, họ cười rất nhiều và điều đó khiến cho người lạ hoặc người nước ngoài cảm thấy thực sự thoải mái và gần gũi. Họ rất dễ dàng bắt chuyện với người ngồi ngay cạnh mình.

Muốn để lại ấn tượng tốt khi gặp gỡ người Philippines lần đầu, hãy tỏ ra thân thiện, giản dị và thể hiện sự quan tâm thực sự của mình đến nền văn hóa của họ. Đừng khoe khoang sự giàu có của bản thân. Cũng đừng ăn mặc quá lố, đặc biệt ở những vùng chủ yếu theo đạo Hồi.

Hầu hết người Philippines không ngại khi bị hỏi về tuổi tác. Vì thế mà việc họ hỏi tuổi bạn thì cũng là lẽ thường. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc những người có địa vị, hãy sử dụng cách nói trang trọng (po/ho) để bày tỏ sự tôn trọng.

3. Nhật Bản:

Kỷ luật

Đã từ lâu, nhắc đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến sự nề nếp và tính kỷ luật rất cao. Và tính kỷ luật cao này không chỉ áp dụng trong quá trình làm việc mà còn thể hiện ngay trong cách sống của người Nhật.

Chính vì thế, nhiều người lao động nước ngoài nếu chưa tìm hiểu kỹ về cách làm việc của người Nhật mà quen phong cách làm việc tự do, không kiểm soát sẽ cảm thấy gò bó bởi những quy định mang tính kỷ luật cao ở đây.

Bởi chính những quy định quản lý nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất sẽ giúp bộ máy sản xuất vận hành trơn tru, hiệu quả công việc tăng cao và hạn chế tối đa những sai lệch trong quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Lịch sự với mọi người xung quanh

Người Nhật thường nói “xin lỗi” với người xung quanh thể hiện sự thiện chí của mình. Hành động cúi đầu chào người khác rất được coi trọng và đã là truyền thống của người dân nơi đây, đặc biệt nếu người đối diện là người nhiều tuổi hay cấp trên họ luôn cúi đầu thấp hơn để thể hiện sự tôn kính.

Lịch sự với tất cả mọi người là thói quen bạn nên luôn luôn trau dồi và rèn luyện để có thể thích nghi tốt nhất ở môi trường làm việc Nhật Bản

Chăm chỉ.

Ở đất nước mặt trời mọc thì thái độ làm việc chăm chỉ cùng đức tính cần cù biết lắng nghe là yếu tố quan trọng hơn ca. Tại các doanh nghiệp Nhật, bạn phải thật sự cẩn thận và kiên trì mới có thể hoàn thiện tốt được mọi công việc.

Ở Nhật Bản khi doanh nghiệp chọn người lao động, thì ngoài việc thể hiện được khả năng chuyên môn thì thái độ làm việc cùng đức tính cống hiến, luôn kiên nhẫn trong mọi việc là yếu tố quan trọng để đánh giá người lao động đó có phù hợp hay không.

Biết tần tật về kinh nghiệm du học Mỹ qua những Blogger nổi tiếng

4.Hàn Quốc:

Tính kỷ luật

Cuộc sống ở Hàn Quốc không dễ, có rất nhiều văn hóa ứng xử trong cuộc sống khác với ở Việt Nam. Người Hàn Quốc họ rất coi trọng lễ nghi, phép tắc vì thế bạn phải học các ứng xử trong giao tiếp cơ bản, bạn có thể học ở trên mạng hoặc nhờ các anh chị du học sinh khóa trước giúp đỡ chỉ bảo.

 Khi qua bên này các bạn phải đi đăng ký thẻ người nước ngoài càng nhanh càng tốt, sau khi có thẻ người nước ngoài các bạn mới có thể mua điện thoại. Máy điện thoại thường được miễn phí khi đăng ký dịch vụ và máy cũng có thể lựa chọn tùy ý và cũng rất đẹp, cước gọi cũng không quá mắc.

Khi làm việc ở trong cửa hàng, xí nghiệp, doanh nghiệp Hàn Quốc hay làm với người Hàn tuyệt đối không có chuyện người lao động lại cho mình đi muộn về sớm. Với người Hàn bạn phải đi làm đúng giờ và bị gò bó về mặt thời gian. Ở đây, bản thân bạn phải tự ý thức kỷ luật, góp phần nâng cao hiệu quả công việc

kinh-nghiem-va-moi-truong-lam-viec-o-cac-nuoc-chau-a

Tính cần cù, chăm chỉ

Tính cần cù, chăm chỉ của người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá khá là cao. Một người lao động có thể không thật sự thông minh, nhưng nếu như người lao động đó biết chăm chỉ, chịu khó học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, chịu khó làm việc không ngại khó ngại khổ thì chắc chắn người lao động đó sẽ được chủ doanh nghiệp nơi lao động làm việc đánh giá rất là cao.

https://www.youtube.com/watch?v=e959UKguuQc

Nguồn: Sandla.org (Tổng hợp & Sưu tầm)

 


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.