Những Công Việc Cần Làm Trước Khi Bắt Đầu Doanh Nghiệp Tại Nhà

nhung-cong-viec-can-lam-truoc-khi-bat-dau-doanh-nghiep-tai-nha

Các bạn đang có ý định start-up thì nên đọc bài viết này cùng với Sandla nhé!

Bước 1: Quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ nào doanh nghiệp nhỏ của bạn sẽ cung cấp

Trước khi bạn có thể bắt đầu một doanh nghiệp kinh doanh tại nhà, bạn cần phải biết những sản phẩm hay dịch vụ nào bạn muốn cung cấp. Để quyết định loại hình doanh nghiệp nào là lựa chọn tốt nhất đối với bạn, hãy cân nhắc những câu hỏi này:

  • Bạn có gì để cung cấp?
  • Điều gì khiến bạn trở thành một chuyên gia?
  • Bạn có tất cả những kiến thức và kỹ năng bạn sẽ cần để cạnh tranh thành công trên thị trường chưa hay bạn sẽ cần được đào tạo?
  • Liệu sản phẩm hay dịch vụ bạn đang nghĩ đến có đáp ứng nhu cầu không?
  • Đó có phải là một sản phẩm hay dịch vụ theo mùa hay bạn có thể bán chúng trong cả một năm?
  • Đó là một thứ lỗi mốt hay thứ gì đó sẽ trường tồn mãi mãi?
  • Mức độ nhạy cảm của việc tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ này như thế nào với những điều kiện kinh tế nói chung? Khi nền kinh tế trở nên yếu hơn, bạn nghĩ doanh nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Bạn có một niềm đam mê hay thích ý tưởng kinh doanh này không? Mặc dù tiền là tốt, nhưng nó không đủ để thúc đẩy bạn đi đến sự thành công. Bạn cũng cần phải nhiệt huyết với lời đề nghị của mình.

Câu nói: “Hãy làm những gì bạn thích, thích những gì bạn làm” không nên bị xem nhẹ. Doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành kế sinh nhai của bạn, vì vậy nó nên là một thứ gì đó bạn mà tin tưởng hoặc yêu thích. Một lợi ích của việc này đó là bạn có thể biến một sở thích trở thành một doanh nghiệp. Nếu bạn chọn một ý tưởng bạn không cảm thấy hứng thú, đôi khi sẽ rất khó để có động lực.

nhung-cong-viec-can-lam-truoc-khi-bat-dau-doanh-nghiep-tai-nha

Tổng hợp kênh youtube về khởi nghiệp

Bước 2: Biết thị trường và đối thủ của bạn

Mặc dù có một sản phẩm hay dịch vụ tốt là một điều bắt buộc, nhưng nếu không có người mua, bạn vẫn không có doanh nghiệp. Biết thị trường của bạn, nó muốn và cần gì, và cảm hứng mua hàng của nó là điều quan trọng đối với sự thành công của bạn. Điều này có nghĩa khám phá thị trường mục tiêu của bạn và xác định đề xuất bán hàng độc đáo của bạn, điều khiến sản phẩm hay dịch vụ của bạn khác biệt hẳn với những sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Đây là một vài điều cần xem xét:

Ai sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn?

  • Khách hàng “điển hình” và khách hàng của bạn có những tính cách và đặc điểm gì? “Mọi người” là một câu trả lời sai. Kiểu người nào cần những gì bạn cung cấp? Những người mẹ có mức thu nhập trung bình? Những người đàn ông trong thời kỳ bùng nổ dân số?
  • Bạn sẽ tiếp thị đến những doanh nghiệp, khách hàng, hay đến cả hai?

 Có điều gì đặc biệt về những gì bạn cung cấp?

  • Nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang không được đáp ứng hay những doanh nghiệp khác đang cung cấp nó? Nếu có những doanh nghiệp khác, có bao nhiêu doanh nghiệp?
  • Điều gì về sản phẩm hay dịch vụ của bạn khác với đối thủ? Có phải bạn nhanh hơn, rẻ hơn, định hướng dịch vụ nhiều hơn không?
  • Sản phẩm hay dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu như thế nào? Những lợi ích nào họ có được khi sử dụng nó?
  • Đề xuất giá trị của bạn là gì? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?

Sử dụng tất cả những thông tin này để lập ra một bản kế hoạch tiếp thị, phác thảo ra cách bạn sẽ để thị trường mục tiêu biết đến doanh nghiệp của bạn như thế nào.

Hành Trình Từ Bỏ Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh Để Khởi Nghiệp Với Đam Mê Giáo Dục Ngay Tại Thung Lũng Silicon

Bước 3: Hãy đảm bảo bạn có thể làm hết những công việc cần được hoàn thành.

Có rất nhiều thứ liên quan đến việc bắt đầu một doanh nghiệp tại nhà. Cùng với những công việc là khả năng đương đầu với những rắc rối và thất vọng, mệt mỏi và kết quả chậm. Nếu bạn không thể thực hiện những công việc này, hay tiếp tục công việc khi mọi thứ trở nên khó khăn, thì kinh doanh tại nhà có thể không dành cho bạn. Để đảm bảo bạn có đủ sức chịu đựng để thành công, hãy trả lời câu hỏi này một cách thật lòng: Bạn có thể xoay xở những công việc chung hằng ngày mà việc bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ yêu cầu như:

  • Cung cấp sản phẩm/dịch vụ
  • Phân phối sản phẩm
  • Lập hóa đơn/thanh toán
  • Đặt hẹn
  • Đặt hàng vật tư
  • Kế toán
  • Tiếp thị
  • Nộp hồ sơ
  • Trả lời điện thoạt
  • Kiểm tra và trả lời email
  • Quản lý mức năng lượng
  • Đối phó với sự thất vọng
  • Quản lý áp đảo

Một vài trong số những công việc này bạn có thể ủy thác cho trợ lý ảo nhưng nhiều chủ doanh nghiệp tại gia là những người kinh doanh một mình, bắt đầu với ngân sách eo hẹp và đội tất cả những khoản kinh doanh. Nếu bạn có kế hoạch bắt đầu một mình, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ sức chịu đựng để thực hiện cho đến khi bạn có thể thuê người giúp đỡ. Điều này giúp bạn học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên và quản lý thời gian.

Bước 4: Lập một danh sách những gì cần thực hiện để bắt đầu

Việc hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có tất cả những vật dụng và nơi để làm việc. Đây là một vài điều bạn cần cân nhắc thực hiện trước khi bắt đầu doanh nghiệp của bạn:

  •  Văn phòng tại nhà: Để làm việc mà không có sự phiền nhiễu, bạn nên có một không gian riêng biệt với một cái của. Ngoài ra, nếu bạn có kế hoạch khấu trừ văn phòng tại nhà, nơi này sẽ cần được sử dụng thường xuyên và dành riêng để điều hành doanh nghiệp của bạn.
  • Chuyển đổi không gian: Nếu văn phòng tại nhà của bạn trong một căn phòng, nhà xe hay một gác mái đòi hỏi xây dựng hoặc thay đổi không gian, bằng cách nào và đến khi nào nó sẽ được hoàn thành.
  • Không gian cho hàng tồn kho, vật liệu, hồ sơ và/hoặc thiết bị. 
  • Nhu cầu năng lượng như là ổ cắm bổ sung,…
  • Đường dây điện thoại thứ hai: Trong khi ngày nay nhiều người sử dụng điện thoại di động, một đường dây điện thoại thứ hai tạo ra một sự tách biệt với cá nhân và doanh nghiệp, cho phép bạn có một kết nối chỉ dành cho công việc như là fax hay internet.

Khi bạn xác định điều gì bạn sẽ cần, hãy theo dõi chi phí ước tính của bạn bởi bạn sẽ cần chúng sau này trong thực tế.

Bước 5: Tìm hiểu những rủi ro và lợi ích của những hình thức pháp lý của tổ chức kinh doanh

Trước khi bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ hay một doanh nghiệp gia đình, đó là thời gian để tìm hiểu những hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp. Bạn sẽ vận hành doanh nghiệp của mình như một chủ sở hữu duy nhất, một công ty trách nhiệm hũu hạn (LLC), một công ty hợp danh, hay một công ty toàn diện?

Lựa chọn dễ và rẻ nhất là chủ sở hữu duy nhất, nhưng để bảo vệ doanh nghiệp của bạn tốt nhất trong khi vẫn có giá cả phải chăng là công ty trách nhiệm hữu hạn. Bạn sẽ muốn nghiên cứu những vấn đề xung quanh tất cả những hình thức cấu trúc doanh nghiệp này bởi quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi phí khởi nghiệp của bạn cũng như là tình hình thuế và khoản nợ cá nhân của bạn cho những hành động và những khoản nợ của doanh nghiệp. Tân dụng trang quyét của IRS cho những thông tin miễn phí về thuế trên những hình thức tổ chức doanh nghiệp pháp lý khác nhau.

Cuối cùng, quyết định của bạn về hình thức pháp lý doanh nghiệp nào bạn sẽ sử dụng sẽ quyết định phần lớn những bước bạn cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp khi bạn sẵn sàng.

Bước 6: Tìm hiểu những yêu cầu pháp lý để điều hành doanh nghiệp tại gia của bạn

Dù rất hấp dẫn để thiếp lập một cửa hàng và bắt đầu bán ngay lập tức, hầu hết khu vực có những quy tắc về việc điều hành một doanh nghiệp gia đình. Thất bại trong việc tuân thủ những quy định này có thể bị phạt tiền và bị bắt buộc phải đóng cửa cửa hàng. Đây là một vài vấn đề pháp lý để xem xét:

  • Kiểm tra luật phân vùng của bạn trước khi bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn không có bảng hiệu, làm việc với những vật liệu độc hại, hay gặp gỡ khách hàng trong nhà của bạn, bạn có thể thường xuyên gặp sự miễn trừ. Ngoài ra, hãy kiểm tra những giao ước và hạn chế của hiệp hội chủ nhà cũng như hợp đồng cho thuê của bạn nếu bạn thuê, cho bất kỳ hạn chế nào về việc kinh doanh tại gia.
  • Liên hệ thành phố hoặc quận của bạn về giấy phép kinh doanh. Hầu hết mọi khu vực đều có yêu cầu về giấy phép kinh doanh. Thông thường, nó có giá cả phải chăng.
  • Liên hệ cơ quan quản lý nghề nghiệp ở tiều bang của bạn để xem nếu doanh nghiệp của bạn có bị quy định và yêu cầu giấy phép và giầy phép bổ sung hay không. Ví dụ, hầu hết những doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ làm tóc (người hay thú cưng), trợ giúp tài chính, chăm sóc trẻ em hay thực phẩm được quy định bởi tiêu bang và bạn có thể cần sự cho phép.
  • Nhận giấy phép thuế bán hàng từ văn phòng thuế của tiểu bạn hoặc văn phòng kiểm soát viên nếu bạn bán hàng hóa hữu hình. Điều này cho phép bạn thu và nộp thuế bán hàng.
  • Lập một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. IRS không muốn thấy tài khoản cá nhân và doanh nghiệp của bạn trộn lẫn với nhau.
  • Cân nhắc việc lấy mã số định danh của người quản lý lao động. Trong khi không bắt buộc với hình thức chủ sở hữu duy nhất nhưng nó cần thiết nếu bạn tuyển mọi người. Nó miễn phí và ưu điểm là bạn có thể sử dụng nó, thay vì số an sinh xã hội của bạn trên những giấy tờ kinh doanh liên quan.
  • Bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn. Nếu bạn phát minh hay tạo ra một thứ gì đó, bạn có thể bảo vệ nó với bằng sáng chế, nhãn hiệu hay bản quyền.

Bước 7: Xem lại nhu cầu bảo hiểm doanh nghiệp tại nhà của bạn

Khi bạn bước vào việc kinh doanh, bạn có khả năng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi cho cho bản thân, ngôi nhà và gia đình của mình. Bạn cần phải nghĩ về việc làm thế nào bạn sẽ quản lý những rủi ro đó và tìm hiểu xem liệu bạn có cần một bảo hiểm doanh nghiệp nhỏ để giúp xử lý chúng trước khi quá trễ.

Hay cân nhắc những nhu cầu bảo hiểm này:

  • Bảo hiểm sức khỏe: Có rất nhiều lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho những người tự làm chủ. Điều quan trọng là tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho bạn và gia đình của bạn.
  • Bảo hiểm nhà bổ sung cho doanh nghiệp: Bảo hiểm chủ nhà thông thường của bạn có thể không bao gồm những chi phí liên quan đến doanh nghiệp gia đình. Kiểm tra chính sách của bạn và/hay liên hệ đến công ty bảo hiểm của bạn để biết thêm những thông tin về việc đảm bạn bạn có thể khôi phục những tổn thất từ việc kinh doanh nếu ngôi nhà của bạn bị cháy, bị ngập lụt hoặc bị cướp.
  • Bảo hiểm trách nhiệm: Nếu ai đó rơi vào văn phòng của bạn hay bị “tổn thương” bởi doanh nghiệp của bạn, bạn phải đền bù không? Ngoài ra, tìm hiểu xem liệu bạn nên nhận lỗi hay đền bù tổn thất hay không.
  • Bảo hiểm ô tô: Nếu bạn sử dụng xe của bạn cho doanh nghiệp, bạn có thể cần bảo hiểm bổ sung.

Hãy nhớ rằng, chính sách bảo hiểm chủ nhà và ô tô của bạn không được thiết kế để chi trả cho công việc kinh doanh của bạn. Bảo hiệm doanh nghiệp nhỏ có thể là một khoản chi phí lớn nhưng sẽ ít tốn kém hơn so với một vụ kiện hay khôi phục tổn thất bởi trận hỏa hoạn hay sự kiện thảm khốc khác.

Ghi lại bất kỳ chi phí ước tính cho bảo hiểm doanh nghiệp nhỏ nào cho bước này – bạn sẽ cần chúng để xác định chi phí cho việc khởi nghiệp và điều hành của bạn.

Bước 8: Xác định chi phí khởi nghiệp và nguồn tài trợ

Mặc dù bạn có thể bắt đầu kinh doanh tại nhà với ngân sách của mình nhưng không có khả năng bạn sẽ xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận mà không phải chịu một số chi phí. Hãy tính toán những chi phí khởi nghiệp của bạn – số tiền bạn cần để mở của hàng. Sẽ không nếu bạn không biết những chi phí cụ thể, nhưng nếu bạn muốn đến con số gần nhất có thể, thậm chí có thể ước tính vượt quá mức chi phí. Dưới đây là một vài chi phí khởi nghiệp phổ biến:

  • Những dịch vụ chuyên gia như luật sư hay kế toán.
  • Nội thất hoặc thiết bị văn phòng.
  • Nguồn cung cấp và vật lệu cần thiết cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Hàng tồn kho.
  • Những giấy phép kinh doanh và những chi phí khác (ví dụ: phí nhượng quyền thương mại, giấy phép, v.v.).
  • Chi phí xây dựng nếu bạn cần xây dựng hay thay đổi căn phòng để tạo ra một văn phòng tại gia.
  • Chi phí website; tên miền, hosting, thiết kế website (nếu bạn thuê một chuyên gia thiết kế).
  • Danh thiếp và những tài liệu tiếp thị in ấn khác.
  • Những mục khác dành riêng cho ý tưởng kinh doanh của bạn.

Một khi bạn đã có danh sách của mình, hãy tìm những cách bạn có thể cắt giảm những chi phí và cấp vốn cho doanh nghiệp mà không mắc nợ. Ví dụ, bạn có thể thực hiện hết bằng máy tính và máy in bạn hiện có không? Bạn có thể trao đổi thiết kế trang web không?

Bạn cũng cần phải xem xét:

  • Bạn sẽ cần phải chi trả bao nhiêu cho những hóa đơn của bạn cho đến khi tiền bắt đầu về với doanh nghiệp tại gia của bạn?
  • Bạn sẽ vấn tiếp tục công việc toàn thời gian của mình hay có một trụ cột khác trong gia đình có thể giúp bạn cho đến khi bạn phát triển một dòng thu nhập?

Khi bạn tiếp gần hơn đến việc bắt đầu doanh nghiệp của bạn, hãy kiểm đếm những chi phí bạn đã không dự đoán được và thêm chúng vào danh sách của bạn.

Cuối cùng, bởi vi chúng cần tiền để tạo ra tiền, hãy tìm những nguồn tài trợ vốn lý tưởng cho doanh nghiệp của bạn sẽ không khiến bạn mắc nợ.

  • Vốn đầu tư ban đầu sẽ đến từ đâu? Tiền tiết kiệm? Bán tài sản?
  • Bạn sẽ cần một đối tác thầm lặng giúp bạn cung cấp vốn lưu động, đặc biệt cho đến khi bạn đạt được điểm hòa vốn và bắt đầu có được lợi nhuận không?
  • Bạn có sẵn sàng sử dụng vốn chủ sở hữu nhà của mình để đầu tư cho doanh nghiệp của mình?
  • Bạn có đủ điều kiện để vay không? Kiểm tra những trang web của thành phố và tiểu bang của bạn về những nguồn lực kinh doanh vì nhiều địa phương có những chương trình để giúp những doanh nghiệp nhỏ. 

Bước 9: Tính thu nhập và chi tiêu đang thực hiện

Không chỉ bạn cần tiền để bắt đầu, bạn sẽ cần tiền để duy trì hoạt động. Mục đích là để kiếm được đủ tiền để chi trả những chi phí hoạt động của bạn và tạo ra lợi nhuận. Dưới đây là một số vấn đề thêm về tiền bạc để cân nhắc:

  • Những khoản chi tiếp tục của bạn sẽ là bao nhiêu cho những hạng mục như thiết bị, dịch vụ, tiền lương hoặc hàng tồn kho?
  • Bạn phải bán bao nhiêu sản phẩm hoặc bao nhiêu giờ dịch vụ cần cung cấp để đạt được điểm hòa vốn (thu nhập của bạn bằng với chi phí của bạn)?
  • Mục tiêu lợi nhuận của bạn là bao nhiêu và làm thế nào bạn có thể kiếm được nó?
  • Bạn đã từng phải chạy những con số để xác định giá lý tưởng cho sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa?
  • Nhìn vào những cách bạn có thể tiếp tục điều hành doanh nghiệp của bạn trong một ngân sách, cho phép bạn kiếm thêm được lợi nhuận. 

Bước 10: Đánh giá mức độ ủng hộ của gia đình đối với việc kinh doanh tại nhà của bạn

Sự ủng hộ của gia đình sẽ quan trọng hơn những gì bạn nghĩ, vì vậy, đừng bỏ qua bước này.

Những thành viên trong gia đình của bạn có thể cần phải hy sinh hoặc thay đổi lối sống để thích nghi với việc kinh doanh của bạn. Do đó, họ cần biết bạn đang làm gì và nó sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Nếu bạn có vợ/chồng hay con cái đang sống cùng bạn, doanh nghiệp tại gia của bạn cũng sẽ là một phần lớn trong cuộc sống của họ.

Giao tiếp là chìa khóa giúp họ hiểu hơn về những gì bạn đang làm. Hãy giải thích cho họ dự định và những mục đích của bạn. Cho phép họ trở thanh một phần của quá trình, nếu họ có hứng thú. Yêu cầu sự hỗ trợ của họ thay vì mong đợi và yêu cầu nó. Nếu họ có thắc mắc, cố gắng tìm hiểu chúng xuất phát từ đâu. Phản hồi lại những câu hỏi, vấn đề, hay những phản đối của họ, thảo luận cởi mở và bình tĩnh với họ. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giúp những thành viên trong gia đình cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh tại nhà của bạn nếu họ phản đối.

Những cặp đôi dự định kinh doanh cùng nhau cần có một ý tưởng tốt trước nếu họ có thể làm việc với nhau. Thật là một ý tưởng tốt khi thảo luận để xem ai sẽ chịu trách nhiệm cho những công việc cụ thể. Nếu bạn không thể đồng ý về điều này ngay bây giờ, rất có khả năng nấngu này bạn cũng sẽ không đồng ý với nó.

Đừng khiến việc kinh doanh của bạn làm tổn hại đến những mối quan hệ gia đình của bạn. Một tình huống gia đình căng thẳng chắc chắn sẽ thể hiện trong những hoạt động kinh doanh của bạn, vì vẫy hãy cố gắng làm việc với gia đình của bạn để phát triển một thói quen và hệ thống, để khiến doanh nghiệp tại gia và cuộc sống gia đình của bạn gặt hái được nhiều thành công.

Nguồn: Sandla.org (sưu tầm từ ybox.vn)


Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.