Từ trước đến nay, nhiều thương hiệu đã thành công nhờ áp dụng các chiến lược Marketing thông minh và đúng đắn. Nó không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng mà còn đem lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Vậy các thương hiệu đã áp dụng các chiến lược quảng bá hiện nay như thế nào? Dưới đây là tổng hợp các chiến lược Marketing nổi tiếng mang bản sắc riêng đến từ 6 thương hiệu lớn.
1. Apple – Chiến lược tạo tin đồn (Truyền miệng)
Thay vì chi quá nhiều tiền cho quảng cáo sản phẩm mới từ lâu Apple đã luôn áp dụng chiến lược Tiếp thị truyền miệng để khiến người dùng sốt sắng vì những sản phẩm sắp ra mắt của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là Marketing truyền miệng khiến cho người dùng mong chờ sản phẩm mới của Apple. Kể từ chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, báo chí truyền thông đã đặc biệt yêu mến các sản phẩm của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Các thời điểm sau đó và những đời sản phẩm cao cấp hơn của Apple, báo chí và social media cũng ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những chỉ với những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng. Apple đã đánh vào tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lại) của người tiêu dùng. Chiến lược này là một trong các chiến lược marketing nổi tiếng đã được sử dụng từ năm 1984 trong mẩu quảng cáo “Big Brother”. Một thông điệp đã được truyền tải tới cả một thế hệ: “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.
2. Red Bull – Thách thức giới hạn
Red Bull với mục tiêu làm tất cả giấc mơ của bạn trở thành sự thật. Dù những giấc mơ này có thể là gì, và khi nói đến thể thao, không có gì có vẻ là không thể đối với họ hoặc thậm chí không thể tưởng tượng được. Một thương hiệu truyền cảm hứng cho mọi người là một thương hiệu luôn gắn liền với tự do, động lực và hành động. Đó là một thương hiệu tạo ra nhận thức về bản thân thông qua cảm xúc và sự phiêu lưu. Những gì bắt đầu như một khẩu hiệu đơn giản cho những người năng động “Red Bull give you wings” đã trở thành thông điệp để Red bull thực hiện toan tính của mình. Red bull được xem như là một thương hiệu truyền cảm hứng cho khán giả bằng những chiến dịch tiếp thị chưa từng được ai sử dụng trước đây. Tiêu biểu nhất là chiến lược Marketing đầu tư cho cú nhảy từ trên không của Felix Baumgartner. Felix nhảy từ tầng bình lưu với độ cao gần 39 kilomet, và khi đáp đất, chiếc dù của anh ấy in dòng chữ đỏ Red Bull trong tiếng reo hò của tất cả người đứng xem ở đó. Chiến lược Marketing của Red Bull là định nghĩa cho việc rủi ro sẽ đem đến kết quả xứng đáng. Không chỉ dừng lại ở Felix, Red Bull còn tài trợ cho rất nhiều vận động viên có nghề nghiệp nguy cơ rủi ro cao trong nhiều năm sau đó. Sự kiện này được Red Bull tài trợ thông qua dự án của họ và truyền cảm hứng cho hàng triệu người nghĩ rằng thực sự không có giới hạn đối với những gì con người đạt được, ước mơ đó có thể trở thành hiện thực. Điều này đã mang về cho Redbull những con số rất tích cực. Sau 6 tháng, doanh số bán hàng tăng 7% lên 1,6 tỷ USD trên thị trường Mỹ.
3. Spotify – Cung cấp trải nghiệm khác biệt cho người dùng
Spotify được coi là một trong những thương hiệu đổi mới sáng tạo trên thị trường. Vậy, điều gì giúp thương hiệu Thụy Điển này chinh phục khách hàng trên toàn thế giới? Khác với rất nhiều dịch vụ phát nhạc trực tuyến trên thị trường, Spotify tập trung vào việc giúp người dùng khám phá những bản nhạc mới. Bằng công nghệ machine-learning (hay máy tự học), Spotify có thể phân tích thói quen nghe nhạc của từng người, qua đó đưa ra những gợi ý về playlist hay bản nhạc phù hợp với dòng nhạc, nghệ sĩ được nghe thường xuyên. Ngoài bộ lọc thể loại nhạc điển hình, Spotify còn cho phép người dùng lựa chọn nhạc theo tâm trạng bất cứ khi nào khách hàng muốn. Kể cả khi bạn muốn nghe một bài hát khi đi tắm, hay tập thể dục, hay thậm chí là để đi ngủ. Đây là một trong những điều làm nên sự khác biệt của Spotify. Spotify cho biết khi người dùng chọn stream ca khúc cho từng thời điểm, cá tính của họ được bộc lộ rõ nét, họ đang làm gì, họ đang cảm thấy ra sao; tất cả được tổng hợp bởi cơ chế phân tích hành vi nghe nhạc người dùng (Streaming Intelligence) của Spotify. Với các nhãn hàng và các nhà tiếp thị, cơ chế này đem đến một cơ hội độc nhất vô nhị giúp truyền tải đúng thông điệp, đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Spotify cũng là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc ứng dụng AI trong các công cụ của mình như: Release Radar và Discover Weekly.
4. Nike – Thúc đẩy giá trị thương hiệu gắn liền với khách hàng
Nike là một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất trên thế giới. Nike quảng bá sản phẩm của mình thông qua các câu chuyện truyền cảm hứng, thường là về các nhân vật nổi tiếng với sự kiên cường và bền bỉ trong các video triệu view trên nền tảng Youtube. Những sản phẩm của Nike tung ra luôn có được sự đón nhận, săn đón của đông đảo người tiêu dùng bởi Nike không chỉ bán đồ thể thao, mà là bán một câu chuyện. Chiến lược Marketing Nike sử dụng đó là kết hợp kỹ thuật storytelling (kể chuyện) với một khẩu hiệu đồng nhất “Just do it”. Mỗi sản phẩm không chỉ đi kèm với những dòng mô tả về kiểu dáng, chất liệu, tính năng mà còn gắn liền với một câu chuyện cụ thể về sự kiên cường, nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn để chạm tới đỉnh cao của sự thành công. Khẩu hiệu “Just do it” của Nike đã tạo cú vang lớn ngay khi thương hiệu này ra mắt. Để củng cố cho khẩu hiệu này, Nike đã luôn tạo các chiến dịch quảng cáo thúc đẩy thông điệp vượt qua nghịch cảnh hay việc thực hiện các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Ở đây, thương hiệu này đã áp dụng thành công kỹ thuật Storytelling dựa trên những câu chuyện cá nhân để nói lên giá trị và tầm nhìn thương hiệu của mình.
Ngành Digital Marketing và các học bổng
5. TH True Milk – Sức khỏe khách hàng
Vốn được khách hàng biết đến là một thương hiệu sữa chuyên về Organic hữu cơ tốt cho sức khỏe. Trong khi đó người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe nhiều hơn. Thêm vào đó các hãng cũng dần dần triển khai những sản phẩm có lợi cho sức khỏe tung ra thị trường nhằm cạnh tranh với TH True Milk. Chính vì thế, một trong những chiến lược sản phẩm của TH True Milk đó là cho ra mắt sản phẩm sữa tươi sạch học đường TH School Milk, với bộ vi chất công thức School nhằm nâng cao thể lực và trí lực cho trẻ lứa tuổi học đường (trẻ từ 6-12 tuổi). Việc đánh vào đối tượng khách hàng của TH True Milk là những trẻ nhỏ sẽ giúp người tiêu dùng, đặc biệt là những người có con trong độ tuổi phát triển sẽ tập trung vào dòng sản phẩm này. Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều hãng sữa từ nội địa đến ngoại địa, hơn thế nữa các dòng sữa ngoại địa thường được người Việt Nam ưa dùng hơn với tư tưởng “sính ngoại”. Nhưng các hãng sữa nội địa thường đi theo dòng sữa tươi truyền thống, và chưa có bất kỳ chiến dịch nào liên quan đến sự phát triển cho trẻ nhỏ mà chỉ đơn thuần là yếu tố thương mại. TH True Milk ra mắt sản phẩm này với vai trò tiên phong để tạo một cú hích trên thị trường trước các đối thủ cạnh tranh, quan tâm đến “tầm vóc” của trẻ em Việt Nam.
6. Vinfast – Tâm lý tự tôn dân tộc của người Việt Nam
Một trong những chiến lược Marketing của Vinfast áp dụng đó là đánh vào “Niềm tự tôn dân tộc”. Một niềm tự hào dân tộc khi mà lần đầu tiên một chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt, được người Việt Nam làm chủ sở hữu, sẽ được sản xuất (made in) tại Việt Nam được ra mắt tại một triển lãm mang tầm cỡ quốc tế như Paris Motor Show. Hãy cùng quay lại lịch sử về ngành sản xuất ô tô trên thế giới, ngay cả với những ông lớn nổi tiếng mang tầm vị thế trên thế giới, chiếc xe Toyota được lắp ráp ở rất nhiều nơi trên thế giới nhưng nó vẫn là sản phẩm thuộc sở hữu của Nhật Bản, hay nhìn sang những chiếc Chevrolet Colorado được sản xuất hoàn toàn tại Thái Lan, sau đó được bán lại cho Mỹ… Từ những câu chuyện trên đã cho ta biết điều gì? Trong bối cảnh khi mà toàn cầu hóa mọi lĩnh vực thì việc sản xuất ở đâu sẽ không còn là điều quan trọng, mà thay vào đó nơi nắm giữ linh hồn của sản phẩm đó ở đâu và khách hàng mặc định nhớ đến sản phẩm đó đến từ đâu. Cũng chính bởi điều này, Vinfast đã hạn chế việc tiết lộ những thông tin ngoài lề và thay vào đó hãng tập trung đánh vào “niềm tự tôn dân tộc” là một sản phẩm của thương hiệu Việt.
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.