Đây là bài viết được trích từ câu chuyện của bạn Nguyễn Hoàng Long – chàng trai đã nhận được học bổng toàn phần tại đại học New Zealand. Hãy cùng Sandla theo dõi xem tại sao cậu lại nhận được học bổng toàn phần này nhé.
Đôi mắt ấy… qua cách cảm nhận của Hoàng Long
“Mắt của mẹ tôi có màu hạt dẻ, mống mắt đen tuyền nhưng viền ngoài lại mang màu xám, luôn khiến tôi liên tưởng đến những hành tinh xa xôi. Nằm trong lòng bà, tôi luôn khát khao được đến gần hơn với thế giới của bà. Rồi một ngày tôi phát hiện đôi mắt tôi giống mẹ nhất, ngoại trừ nó hơi có ánh cam. Và tự nhiên tôi thấy thật hạnh phúc như thể cuối cùng tôi đã có thể kết nối với thế giới của bà”.
Những ước mơ, những khát khao cháy bỏng…
Trong chúng ta, ai cũng có những khát khao cháy bỏng được bước ra ngoài thế giới, được đặt chân trên những chân trời mới. Trên quãng đường đó, liệu rằng chúng ta có để ý những gì chúng ta đã đi qua, chúng ta liệu rằng có thật sự để ý những gì đang diễn ra hằng ngày, những con người nhỏ nhoi luôn xuất hiện xung quanh ta.
Chính những điều nhỏ nhặt đấy đã một phần nào chạm đến trái tim những nhà phỏng vấn hồ sơ du học của chúng ta. Trong bài luận bài hơn 600 chữ, chàng trai Nguyễn Hoàng Long của chúng ta đã dùng một ngòi bút tinh tế cùng với những cảm nhận chân thật của bản thân nhất trong khi hóa thân thành một cậu bé 5 tuổi để viết về cô bé nghèo cùng tuổi phải mưu sinh bằng việc bán vé số trước cổng trường.
Ở lứa tuổi của cô, đáng lẽ cô bé nên có cuộc sống tốt như mình, phải được đến trường, được cùng bạn bè học tập vui chơi. Thế mà, cuộc sống lại như đưa đẩy. Nguyễn Hoàng Long đã dùng đôi mắt của một cậu bé 5 tuổi bắt gặp cô bé bán vé số dưới mưa lạnh mùa thu để rồi tuôn trào những cung bậc cảm xúc…
“Cặp mắt con nít của tôi chạm phải cô bé dưới làn mưa lạnh của mùa thu, đầu tôi choáng váng và tim tôi đập liên hồi như mọi lần tôi bắt gặp những người ăn xin với quần áo rách rưới và chân tay què cụt”, Long mở đầu bài luận của mình.
Hình ảnh cô bé nghèo ấy khiến tôi có những suy nghĩ ….
Hình ảnh cô bé nghèo ấy với cơ thể gầy gò, mái tóc lõa xõa cáu ghét, rong ruổi khắp các nẻo đường phố Sài Gòn, nhưng không thể giấu đi đôi mắt sáng, như những bông hoa rực rỡ trong một khu vườn đang hấp hối… được đưa vào bài luận thông qua cái nhìn của một cậu bé lên 5 “Không phải cảm giác tội nghiệp cho họ mà là tội nghiệp cho sự bất lực của chính mình“. Và trong suy nghĩ hồn nhiên, cậu bé từng hy vọng chút tiền tích cóp ít ỏi của mình có thể giúp những người nghèo như cô bé thay được bộ áo quần cũ nát.
Tập trung sự trải nghiệm bằng chính đôi mắt, Long cho rằng “đôi mắt là một cặp gương màu được đập vỡ ra sau mỗi một trải nghiệm hoặc gặp một người, để sau đó những mảnh vỡ có thể tự sắp xếp lại thành một tấm khảm của những màu sắc khác biệt”.
Tuy nhiên, cậu lại cảm thấy khó khăn bắt đầu cảm nhận người khác qua đôi mắt của họ. “Mỗi khi trông thấy một người nghèo nào đó tôi lại cố quay đi ngay lập tức để trốn tránh cảm giác tội lỗi của chính mình. Tôi đau như mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm, như có một loài kí sinh đang gặm nhấm ngoằn ngoèo dưới da”, Long trăn trở.
Sự lo lắng rồi trở thành can đảm
Và mỗi ngày đến trường cậu bé ấy đều sẽ bước qua cô bé bán vé số mà chẳng làm bất cứ việc gì nhưng cảm thấy tội lỗi đã gặm nhấm lương tâm mình.
Rồi một ngày, cậu bé đã lấy hết can đảm, bước lại cô bé, hít thật sâu và nở một nụ cười. Cả hai cùng nói chuyện hồn nhiên với niềm vui đong đầy trong mắt. Và với cậu bé ấy, Một lần nữa, tôi đã kết nối với một thế giới xa lạ.
Bất kể chúng ta lớn lên trong hoàn cảnh nào, dù thế giới xung quanh cay đắng hay vô cảm tới mức nào, chúng ta vẫn được quyền quyết định: chịu đựng ánh mắt đau đáu ấy mà vẫn có thể quay lưng đi, hoặc hít thở thật sâu, với can đảm và yêu thương, sưởi ấm tâm hồn bị ruồng bỏ và hàn gắn họ với cuộc sống này.
Tôi chọn cách thứ hai, khi tôi nhìn vào đôi mắt ấy, và cả những đôi mắt khác tôi sẽ gặp trong suốt quãng đời còn lại”, Hoàng Long kết thúc bài luận của mình.
Series Mỗi tuần một gương mặt: Cô nữ sinh 9x nhận được 3 học bổng ngành thạc sĩ tại Mỹ
Những cảm xúc chân thật trong bài luận
Để có những cảm nhận về cuộc sống nhiều cảm xúc đó trong bài luận có lẽ một phần nào đó là do Hoàng Long đã tham gia nhiều chương trình thiện nguyện của các tổ chức khác nhau, đi nhiều nơi như Lý Sơn, Sa Pa, Đà Nẵng, Đồng Nai. Những trải nghiệm này được Long chia sẻ vào trong bản giới thiệu về mình gửi đến ĐH New York.
Long chia sẻ, trước đó cậu đã tìm hiểu và biết được ĐH New York quan tâm nhiều đến khả năng, học vấn và những hoạt động xã hội của thí sinh. Tuy nhiên, theo Long thay vì tham gia nhiều hoạt động xã hội theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” để làm đẹp bảng thành tích thì người đi “săn” học bổng nên chú trọng vào chất lượng của từng hoạt động.
![Series Mỗi tuần một gương mặt - Chàng trai 9x nhận học bổng nhờ bài luận về cô bé bán vé số trước cổng trường](https://sandla.org/wp-content/uploads/2019/03/1-e1554190869926.png)
Hoàng Long vượt qua các kì thi
Bên cạnh đó, để được đồng ý cấp học bổng, ngoài viết bài luận trên Hoàng Long còn trải qua một số kỳ thi chứng chỉ như SAT, SAT2, ACT, TOELF…. Hoàng Long cũng cho biết dù học chuyên Hoá nhưng bản thân em lại học tốt môn tiếng Anh. Trong mỗi chuyến đi tham gia chương trình thiện nguyện tại các tỉnh, Long đều dành kiến thức tiếng Anh của mình để truyền dạy cho các em nhỏ.
Hoàng Long đã hoàn thành hồ sơ như thế nào?
Trước đó, Nguyễn Hoàng Long đã bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin học bổng từ tháng 5/2016. Long nhận được thư thông báo đã vượt qua vòng sơ loại và được hỗ trợ 100% trong việc đi tham quan, giao lưu tại chính ngôi trường này vào tháng 2 năm nay. Đến cuối năm 2016, nam sinh này mới hoàn thiện hồ sơ gửi cho trường. Đến thứ 5 tuần rồi vừa qua Hoàng Long chính thức nhận được thư chúc mừng của trường ĐH New York, Phân hiệu Abu Dhabi về học bổng 100% gồm chi phí ăn ở, đi lại và học tập tại trường (tương đương 78.000 USD/năm) trong vòng 4 năm học.
Hoàng Long cũng cho biết từng gửi hồ sơ đến 17 trường đại học, chủ yếu của Mỹ và được hơn một nửa trong số đó đồng ý. Tuy nhiên, Long chọn trường ĐH New York vì noi gương anh trai cũng từng nhận học bổng của trường này.
Những suy nghĩ qua câu chuyện Hoàng Long
Qua câu chuyện của Hoàng Long, chúng ta cũng một phần nào nhận ra được rằng bài luận thật sự không khó như chúng ta tưởng phải không nào. Nó không phải là một bài essay với những phân tích logic hay đậm chất học thuật mà nó cũng có thể chính là những câu chuyện hằng ngày, những gì diễn ra xung quanh chúng ta bằng những cảm nhận chân thật nhất. Bài luận chính là nơi mà các nhà xét tuyển của chúng ta đánh gái rõ con người chúng ta nhất. Vì vậy, hãy dùng những tình cảm chân thành, tính cách thật của chúng ta để viết lên một bài đánh giá rõ chúng ta nhất để mang đến những bản sắc riêng cho chúng ta cũng như chinh phục các nhà xét tuyển hồ sơ của chúng ta nhé.
Nguồn: Sandla.org lấy từ báo dân trí
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.