Có một vài hôm bạn thức dậy trong trạng thái tràn đầy năng lượng và sẵn sàng hoàn thành mọi công việc. Nhưng vài hôm khác bạn lại cảm thấy tâm trạng thật nặng nề và rất khó tự tạo động lực cho bản thân. Vậy hãy cùng Sandla tìm hiểu thêm nhé.
Và trong hơn 10 năm qua, tôi đã tìm ra được một số phương pháp tương đối thông minh và hiệu quả nhằm đưa công việc trở lại guồng quay của nó, chấm dứt tình trạng đình trệ, trì hoãn.
Dưới đây là 27 mẹo thúc đẩy bản thân của tôi
1. Cứ bắt đầu công việc như bình thường và chờ đợi động lực tự xuất hiện và hỗ trợ bạn
Bạn không cần phải chờ đợi đến khi nguồn động lực xuất hiện rồi mới làm việc. Nếu bạn muốn công việc của mình lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ thì đôi lúc, bạn cần phải bắt tay vào làm việc ngay dù có uể oải đến đâu đi nữa.
Có một sự thật rất hài hước rằng càng làm việc bạn lại càng thấy việc này thật dễ dàng và thú vị, từ đó, nguồn động lực sẽ ngay lập tức xuất hiện, thúc đẩy bạn làm việc hiệu quả hơn.
2. Nếu vấn đề của bạn quá phức tạp và khiến bạn trì hoãn, hãy bắt đầu từ những việc đơn giản hơn
Nếu dự án hoặc nhiệm vụ bạn đang thực hiện quá lớn, quá phức tạp đến nỗi khiến bạn nản lòng thì lời khuyên dành cho bạn là hãy thay đổi kế hoạch làm việc trước khi trì hoãn mọi thứ. Thay vào đó, bạn có thể tự tạo động lực bằng cách chia khối công việc ấy ra thành nhiều bước nhỏ hơn – ví dụ như bạn sẽ điều chỉnh và sắp xếp lại blog của bạn trong khoảng 5 phút – sau đó hãy tiếp tục công việc bằng cách hoàn thành từng bước một.
3. Bắt đầu từ những bước thật cơ bản nếu những “bước nhỏ” ở trên vẫn làm bạn nản chí
Nếu việc chia nhỏ khối công việc lớn ra thành từng bước nhỏ vẫn khiến bạn mệt mỏi thì hãy tiếp tục tách nhỏ chúng hơn nữa thành những bước cơ bản. Khi đó, bạn chỉ tốn khoảng 1-2 phút để hoàn thành một bước cơ bản “tí hon”.
Vì điều quan trọng nhất cần lưu ý ở đây là bạn cần tiếp tục công việc của mình, tự tạo động lực để hoàn thành nó.
4. Giảm những yếu tố gây xao nhãng để tự tạo động lực
Khi bạn có thể dễ dàng truy cập và tiếp xúc với những yếu tố gây xao nhãng, bạn sẽ rất khó tập trung vào công việc.
Vì vậy, hãy đóng chặt cửa văn phòng bạn. Để điện thoại di động ở chế độ im lặng hoặc ở góc khuất nào đó trong không gian làm việc của bạn. Và hãy thử sử dụng một số ứng dụng để quản lí trang truy cập của bạn như “Stay Focused” nhằm giúp bản thân tập trung làm việc hơn.
5. Hãy nhờ đến sự kiểm soát của những người xung quanh
Hãy nói với bạn bè của bạn về những gì bạn đang làm trên mạng xã hội, trên điện thoại hoặc trong cả đời sống thường nhật. Rồi sau đó bạn nên nhờ họ thường xuyên hỏi han về tiến độ công việc của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng dễ dàng bỏ cuộc trước những khó khăn.
6. Tìm nguồn động lực từ những người xung quanh
Tránh tiếp xúc quá nhiều với những người mang nguồn năng lượng tiêu cực, luôn nhìn mọi sự việc qua con mắt bi quan, tuyệt vọng. Thay vào đó, hãy làm thân và thường xuyên tiếp xúc với những người khiến bạn cảm nhận được sự nhiệt tình và nguồn năng lượng dồi dào từ họ – những người có khả năng truyền cảm hứng làm việc cho bạn.
7. Tìm nguồn động lực từ những người không quen biết
Đừng tự giới hạn bản thân mình trong vòng tròn những mối quan hệ thân thuộc. Thật ra xung quanh bạn có hàng trăm đầu sách, video, blog và những câu chuyện về sự thành công mà bạn có thể học hỏi và tiếp thu nguồn động lực.
8. Nghe vài bài nhạc để “sạc pin” cho chính mình
Một trong những điều đơn giản nhất có thể giải quyết tình trạng nản chí, mệt mỏi của bạn là nghe những bài nhạc có tiết tấu sôi động hoặc có khả năng truyền cảm hứng cho bạn theo một cách nào đó.
Nghe vài bài nhạc trong lúc giải lao giữa giờ hoặc vừa nghe nhạc vừa làm việc thường khiến năng suất làm việc được cải thiện hơn.
9. Tìm kiếm sự lạc quan để tự tạo động lực
Sự bi quan có thể khiến bạn nản lòng và mệt mỏi. Nhưng một cái nhìn lạc quan lại khiến cơ thể bạn như được nạp đầy năng lượng.
Do đó, mỗi khi bạn nhìn thấy một sự vật hoặc sự việc tiêu cực, hãy tự hỏi bản thân: Liệu tình huống này có mặt tích cực nào không nhỉ? Liệu mình có tìm kiếm được cơ hội tốt nào đó trong việc này
10. Đối xử tốt với bản thân khi rơi vào bế tắc để tự tạo động lực
Bạn sẽ rất dễ bị rơi vào tình trạng tự hành hạ bản thân khi gặp khó khăn hay thất bại nào đó. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì điều này là hoàn toàn vô ích. Bạn sẽ chỉ càng thấy chán nản và tệ hơn mà thôi.
Vậy nếu trường hợp này xảy ra, tự tạo động lực bằng cách hãy đối xử tốt với bản thân rồi từng bước trở lại đường đua của mình.
11. Có cái nhìn tích cực về thất bại
Nhằm giảm bớt sự tổn thương khi thất bại và để khai thác được nhiều giá trị hơn từ thất bại, ta nên nhìn nhận sự thất bại bằng cái nhìn tích cực hơn. Khi bạn thất bại, hãy tự hỏi bản thân: “Mình đã học được điều gì từ thất bại này?”
Sau đó, hãy luôn ghi nhớ bài học này, đồng thời không ngừng cải thiện bản thân.
12. So sánh bản thân mình ở từng giai đoạn khác nhau để nhận thấy sự tiến bộ
Hãy tự tạo động lực bằng cách so sánh bản thân ở hiện tại với bản thân ở quá khứ, chứ đừng tự tổn thương chính mình bằng cách so sánh với người nào đó khác.
13. Luyện tập tinh thần cạnh tranh lành mạnh để tự tạo động lực
Kể cả khi bạn đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã bắt đầu đi làm, hãy luôn cạnh tranh lành mạnh với bạn bè xung quanh, bắt đầu từ việc hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ nhất. Đây là khía cạnh duy nhất của việc cạnh tranh là có ích cho sự phát triển của bản thân và cả những người xung quanh.
Và nếu muốn, bạn cũng có thể đặt ra những phần thưởng nho nhỏ trong cuộc cạnh tranh này, có thể là một cây kem hoặc một cốc bia cho người chiến thắng.
14. tự tạo động lực bằng cách nhắc nhở bản thân về mục tiêu bạn hướng đến
Khi bạn trở nên mệt mỏi và nản chí, bạn sẽ dễ dàng quên mất mục đích của mình.
Khi đó, hãy dành ra 2 phút và viết xuống 3 nguyên nhân khiến bạn cố gắng hoàn thành công việc, bài tập, luyện tập thể dục, để dành tiền hoặc việc gì đó khác.
Dán mảnh ghi chú đó ở nơi dễ nhìn thấy mỗi ngày, hoặc lưu hẳn trong điện thoại để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn động lực.
15. Nhắc nhở bản thân về những thứ bạn đang cố gắng tránh xa
Bạn hoàn toàn có thể tự tạo động lực cho mình bằng việc nhìn lại những hậu quả tiêu cực trong quá khứ.
Hãy tự hỏi bản thân: “Nếu mình cứ tiếp tục lặp lại những sai lầm này trong khoảng hơn 1 năm thì hậu quả là gì? Và nếu hơn 5 năm thì sao?”
Mẹo này đã nhiều lần thúc đẩy tôi rất trong nhiều năm qua.
16. Hãy trân trọng những gì bạn đang có để tự tạo động lực
Khi công việc dần trở nên tệ hại, một lẽ dĩ nhiên rằng bạn cũng sẽ nhìn mọi thứ xung quanh với đôi mắt tiêu cực.
Hãy tự tạo động lực bằng cách cố gắng tập trung vào những thứ bạn đã đạt được và hãy luôn ghi nhớ bạn là ai – và để khôi phục lại nguồn năng lượng cũng như những động lực tốt – hãy tự hỏi “3 thứ rất quý giá trong cuộc đời mà mình chưa bao giờ dành cho chúng sự trân trọng là gì?”
Ví dụ, câu trả lời của tôi sẽ là một mái nhà, nước sạch và chứ bao giờ phải chịu đói.
17. Kết hợp nhiều yếu tố với nhau để tự tạo động lực
Việc chỉ tuân theo một đường mòn duy nhất sẽ khiến bạn dễ nản lòng. Hãy kết hợp thật nhiều yếu tố với nhau. Hãy tạo nên một cuộc thi giữa bạn và một ai đó khác nhằm tìm ra người hoàn thành công việc tốt nhất.
Hãy thử nghe một bản nhạc hay xem một video không thuộc sở thích của bạn.
Việc tiếp xúc với nhiều điều mới lạ sẽ giúp bạn duy trì nguồn động lực (hoặc tìm thấy nguồn động lực mới).
Xem thêm bài viết về thực hiện ước mơ tuổi trẻ tại đây nhé.
18. Sắp xếp lại không gian làm việc
Hãy tự tạo động lực bằng cách dành ra một ít thời gian sắp xếp lại góc làm việc của mình. Theo cảm nhận của tôi, một không gian được trang trí tối giản sẽ giúp tôi suy nghĩ thấu đáo và tập trung hơn vào công việc.
19. Đơn giản hóa danh sách việc làm của bạn
Một danh sách dày đặc những nhiệm vụ phải hoàn thành sẽ rất nhanh làm bạn mệt mỏi.
Vì thế, hãy tự tạo động lực bằng cách cố thu gọn nó, chỉ chọn lấy một nhiệm vụ thât sự quan trọng với bạn ở thời điểm hiện tại nhằm tránh việc trì hoãn chúng mãi mãi.
Sau đó, hãy cố gắng bắt tay vào công việc của mình, dù là một dự án to hay những bước nhỏ và cơ bản. Đừng quên lưu lại những nhiệm vụ khác vào nơi bạn khó có thể nhìn thấy được.
20. Đừng quên nghỉ ngơi để tự tạo động lực
Làm việc không ngừng nghỉ là nhân tố khiến bạn thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút là việc (có thể ăn nhẹ, ngắm cảnh hoặc hít thở khí trời,…)
Nghe có vẻ phản khoa học nhưng việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hoàn thành khối lượng công việc lớn hơn gấp nhiều lần, bởi lúc này, sự tập trung và động lực của bạn luôn được duy trì.
21. Xác định mục tiêu vừa phải để tự tạo động lực
Một mục tiêu quá lớn sẽ làm bạn cảm thấy choáng ngợp. Một mục tiêu quá nhỏ lại khiến bạn không đủ động lực để hoàn thành. Hãy cân nhắc và sắp xếp mọi thứ thật hợp lí.
22. Tập thể dục
Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho cơ bắp và vẻ ngoài của bạn, mà còn giúp xoa dịu cảm giác áp lực nặng nề và một lần nữa tập trung vào công việc.
23. Dành ra 2 phút để nhìn lại thành quả của bạn
Nhắm mắt lại và nhớ về thành công lớn nhất bạn từng đạt được – không quan trọng thành công đó xảy đến lúc nào. Lúc này, hãy biến những thành công đó thành nguồn động lực mạnh mẽ nhất.
Khi bạn nghĩ đến món quà mình sẽ đạt được nếu ho
24. Tự thưởng cho mình và tự chúc mừng cho những thành công mình đạt được (không kể thành công lớn hay nhỏ)
Hoàn thành công việc, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi làm việc.
Bạn có thể tự tạo động lực bằng cách tự chúc mừng cho thành công của mình bằng cách dành 1 phút tự nhìn lại quá trình cố gắng của mình, hoặc đơn giản là kể cho người khác về thành công của bạn cũng có tác dụng động viên bạn một cách tích cực.
25. Nghiên cứu một chút trước khi bắt đầu công việc để tự tạo động lực
Học tập từ những người đã đạt được thành công trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi và cố gắng hết sức hoàn thành công việc sẽ giúp bạn tránh xa mọi cạm bẫy. Thời khóa biểu cũng rất cần thiết để đạt đến thành công.
Quan trọng là đừng quá thất vọng khi mọi chuyện tiến triển chậm hơn kì vọng của bạn.
Khi đầu óc tôi bắt đầu mệt mỏi và trở nên quá tải, năng lượng và động lực đều đồng loạt tụt giảm. Vậy nên mỗi buổi chiều – hoặc mỗi khi cơ thể và đầu óc cần nghỉ ngơi – tôi thường ngồi xuống, nhắm mắt lại và chỉ tập trung vào hơi thở của mình trong vòng 2 phút.
Việc này giúp tôi gột rửa đầu óc và trở lại tràn đầy năng lượng.
27. Hòa mình vào thiên nhiên để tự tạo động lực
Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp tôi tìm thấy nguồn động lực của mình. Tôi thường bước chân ra vườn đầy cây hay dạo quanh bãi biển, chỉ mình tôi với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, và chẳng nghĩ ngợi gì nhiều.
Và bước cuối cùng tôi muốn nói…
Bây giờ, hãy tự nghĩ trong đầu mình rằng:
“Đây là nguồn thông tin thật sự hữu ích. Nhưng đâu là cách dễ áp dụng và phù hợp nhất với mình nhỉ?”
Tác giả: Henrik Edberg
Link bài gốc: 27 Smart and Simple Ways to Motivate Yourself
Dịch giả: Nguyễn Lê Trâm Anh
Nguồn: Sandla lấy từ nguồn ToMo – Learn Something New
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.