Xin việc ở nước ngoài thì bắt đầu từ đâu các bạn nhỉ, có ai biết không nào!!!
Lời nói đầu
Khoảng thời gian trước khi tốt nghiệp cho tới khi bắt đầu xin được công việc ưng ý đầu tiên. Là khoảng thời gian mình cảm thấy mông lung với mọi thứ. Chưa biết sẽ có những cơ hội nào đến. Nếu có cơ hội đến thì khả năng thành công là bao nhiêu? Và mình cũng không biết sẽ phải đợi bao lâu? Vì vậy, đó là những chuỗi ngày không hề dễ chịu để trải qua.
Khoảng một năm trước, ngay ở khoảng thời gian mình hoàn thành luận văn thạc sỹ tại UBC Vancouver. Mình đã bắt đầu lâng lâng trong cảm giác bên trên. Để tìm được một công việc toàn thời gian lâu dài và đúng với chuyên ngành mà bản thân ưng ý là rất khó. Vì vậy, mình cần chuẩn bị kỹ càng cho hành trình ấy.
Tóm tắt một chút về background của mình. Học bổng thạc sỹ của mình tại UBC là học bổng theo dạng research-based. Tức là thiên về nghiên cứu. Thường thì các bạn đi theo ngạch cao học research-based ở nước ngoài sẽ có thiên hướng học tiếp Ph.D. Sau đó làm việc trong “Academia” (môi trường học thuật) – nghiên cứu sinh/nhà nghiên cứu/giáo sư tại các trường Đại học.
Tuy nhiên, mình thì lại muốn sau khi tốt nghiệp thạc sỹ thì rẽ sang môi trường chuyên nghiệp không học thuật để phát triển sự nghiệp. Lý do là bởi mình thích tạo ra được những sản phẩm. Và được làm việc cùng lúc trong nhiều dự án, ở nhiều nơi khác nhau, học hỏi từ nhiều nhóm người trong lĩnh vực của mình. Chứ không chỉ bó hẹp trong thế giới học thuật nghiên cứu. Bởi thế, mà con đường xin việc ở Canada của mình lại càng không dễ dàng.
Vậy mình đã chuẩn bị những gì để trở thành một trong hai người được chọn giữa hơn 100 hồ sơ nộp vào công ty của mình, cho vị trí của mình hiện tại?
1) Xác định và xây dựng các kỹ năng cần thiết ngay khi còn đi học
Điều đầu tiên, mình vẫn muốn nhấn mạnh lại rằng, để có được một hồ sơ cạnh tranh thì vấn đề chính vẫn nằm ở chỗ bạn phải bắt đầu chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng và “bộ công cụ” cần thiết từ khi còn đang đi học. Như người ta vẫn nói: “you can’t pour from an empty cup”. Bạn sẽ chẳng thể làm gì được nếu như về bản chất bạn không có đủ kỹ năng và kiến thức cho công việc bạn nộp đơn. Nếu để tới trước khi tốt nghiệp nửa năm bạn mới cuống cuồng nhận ra mình thiếu quá nhiều kỹ năng, thì lúc đó đã là quá muộn.
5 Website Cực Kỳ Hữu Ích Nếu Bạn Muốn Học Về Digital Marketing
2) Tìm hiểu về các hình thức tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng của những nơi/vị trí bạn muốn nộp đơn ứng tuyển
Khi đã hoàn thành gần xong chương trình học, mình chính thức bước sang giai đoạn chuyển tiếp xin việc ở nước ngoài. Ở thời điểm đó, mình bắt đầu tìm hiểu thêm về quá trình tuyển dụng ở nơi mình muốn xin việc. C thể là Vancouver, Canada. Cụ thể hơn nữa, mình tìm hiểu về sự giống và khác nhau. Trong quá trình/hình thức tuyển dụng của các nhóm công ty/tổ chức khác nhau. Ví dụ: the Private Sector/Industry – các doanh nghiệp tư nhân. NGOs/NPOs – các tổ chức phi chính phủ/phi lợi nhuận. Và the Public Sector – các cơ quan chính phủ các cấp có vị trí mình mong muốn.
Việc tìm hiểu này giúp mình không bị bất ngờ một khi mình bắt đầu tham gia quá trình tuyển dụng của các công ty/tổ chức. Mình thực hiện việc này bằng cả hai kênh thông tin. Từ những người đi trước mình quen trong khoa/trường. Nhờ giáo sư kết nối mình với những người trong ngành và đã có kinh nghiệm làm việc với các công ty trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, mình cũng chủ động tìm và đọc thông tin trên mạng để chắt lọc ra những điều cần lưu ý.
Mình đã nộp đi khá nhiều hồ sơ. Tuy nhiên cố gắng thu hẹp phạm vi để tập trung vào những cơ hội khớp với nguyện vọng và khả năng của mình nhất. Để tăng độ cạnh tranh. Tính từ lúc trước khi tốt nghiệp nửa năm, tới lúc có được việc làm hiện tại. Mình có cơ hội trải nghiệm năm lần tham gia tuyển dụng tại Vancouver, tính cả từ lúc được qua vòng hồ sơ cho tới lúc nhận được job offer. Trong đó có ba lần phỏng vấn thất bại, và hai lần thành công. Những bước mà mình trải qua có cả cũ lẫn mới, phản ánh sự đa dạng của quá trình tuyển dụng tại Canada.
3) Quá trình tuyển dụng phổ biến mà mình đã trải qua ở Vancouver, Canada:
Vòng 1 – hồ sơ:
Tất cả đều yêu cầu Resume/CV (tối đa 2 trang) và Cover letter (1 trang). Quá quen thuộc và hầu như đã trở thành một tiêu chuẩn chung cho vòng hồ sơ xin việc ở nước ngoài lẫn trong nước.
Vòng 2 – sàng lọc dựa trên chuyên môn và portfolio:
Vòng ngày là vòng nhà tuyển dụng lọc sâu thêm những ứng viên có chuyên môn mạnh. Và chứng minh được khả năng nổi bật hơn các ứng viên còn lại để đi sâu vào vòng 3. Các công ty lớn sẽ có cả hình thức yêu cầu phỏng vấn sơ tuyển tự động. Tức là họ sẽ có hệ thống câu hỏi sơ tuyển sẵn, bạn tự đặt giờ và ngồi thu câu trả lời và nộp lại cho họ. Mình đã trải qua một lần làm việc này, và thấy cực kỳ khó chịu (haha). Vì tự ngồi trả lời máy tính và cảm giác không phản ánh được hết bản thân. Và mình thì bị khớp y như một cô robot (chết cười).
Du Học Sinh Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ăn Tết Tại Nước Ngoài
Vòng 3 – phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng (có thể gồm nhiều vòng):
Một trong hai vị trí mình đậu, có thực hiện phỏng vấn 2 vòng. Vòng 1 là phỏng vấn toàn diện kéo dài khoảng hơn một tiếng. Đồng thời, họ cũng đưa cho mình take-home assignment. Một dạng bài tập về nhà để test kiến thức chuyên môn và kỹ năng để mình làm và nộp lại. Sau đó, họ sẽ quyết định có gọi mình đi phỏng vấn vòng 2 hay không. Ở vòng 2, họ chủ yếu tập trung kiểm tra khả năng giải quyết tình huống. Và tìm hiểu về tính cách/phong thái làm việc của mình (personality questions). Mục đích là để xem mình có phù hợp với văn hóa làm việc ở nơi đó hay không.
Mọi chuyện đều bắt đầu từ bước nộp hồ sơ – vậy làm thế nào để gây ấn tượng với một ai đó chỉ qua 1 – 2 mặt giấy? Ngoài việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng một Resume/CV với đầy đủ các mục/phần khớp với yêu cầu của công việc, thể hiện được những điểm mạnh nhất của bản thân. Thì việc đính kèm link tới một online profile như LinkedIn hay Portfolio khi xin việc ở nước ngoài. Cũng là một các bạn có thể dùng để làm bản thân trở thành một ứng viên mạnh.
Là một “mạng xã hội chuyên nghiệp”. Cho phép người dùng tạo một sơ yếu lý lịch. Và nhà tuyển dụng có thể đăng tin tuyển dụng và đồng thời tìm kiếm các ứng viên tiềm năng. LinkedIn là công cụ tuyển dụng và tìm việc làm cực kỳ phổ biến hiện nay. Mình hay nói vui rằng LinkedIn là phiên bản công việc của Tinder vậy. Nơi mà nhà tuyển dụng và ứng viên tìm nhau, tìm bao giờ cho được người phù hợp thì thôi. Ưu điểm của LinkedIn là bạn có thể tạo được rất nhiều phần mô tả đa dạng, khá sát với cấu trúc của một resume truyền thống. Nhưng tân tiến hơn, có thể điều chỉnh và thêm vào nhiều thông tin hơn.
Online Portfolio
Hiểu nôm na là một tập hợp những “mẫu” sản phẩm mà bạn đã làm. Nó có thể là một bộ sưu tập chọn lọc/tóm tắt những dự án/bài tập lớn/sản phẩm thử bạn đã từng làm khi còn đi học. Hoặc đi làm trước đó. Đây là hình thức minh họa và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy khi xin việc ở nước ngoài. Kiến thức và kỹ năng của bạn một cách rõ ràng và hiệu quả nhất.
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.