CV là bước đầu tiên để gây ấn tượng cho ban tuyển dụng. Bạn cần phải rõ ràng và chăm chút cho CV của mình để chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là người phù hợp nhất. Đây là chia sẻ từ anh Thành – nhân sự tại BAT để bạn có thể tránh được các Lỗi Cơ Bản Khi Viết CV nhé
Không có mục tiêu nghề nghiệp hoặc mục tiêu nghề nghiệp lại ở cuối CV
Mục tiêu nghề nghiệp như là tuyên ngôn của bản thân, để nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có thật sự đam mê với công việc và gắn bó lâu dài hay không, đồng thời xem ứng viên đã có nhận thức của bản thân chưa
Một Career Objective đầy đủ bao gồm
- Giới thiệu bản thân và định hướng nghề nghiệp long term/short term
- Kỹ năng hiện có từ quá trình học hoặc các công việc trước đó.
- Với các kỹ năng đó, em có thể đóng góp và đồng thời học hỏi từ vị trí này là gì
Chỉ có 1 CV và viết bằng tiếng việt
Đây là một Lỗi Cơ Bản Khi Viết CV phổ biến. Hãy nghĩ đến trường hợp người tuyển dụng là người nước ngoài hoặc Line Manager của họ là người nước ngoài thì coi như vụt luôn tấm vé ở vòng gửi xe nếu CV em “thuần Việt”, đặc biệt là khi ứng tuyển vào một công ty MNCs (Multinational Corporation)
CV theo xu hướng “one for all”
“One for all” chưa bao giờ là tốt, một CV ứng tuyển rất nhiều vị trí khác nhau với những tính chất công việc và mức độ công việc hoàn toàn khác nhau thì nên được “chế biến” lại cho phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển nhất có thể.
Vậy nếu cần chế biến lại thì chế như thế nào? Ví dụ em đang ứng tuyển vào một vị trí Marketing thì những phần kinh nghiệm nào về Marketing hãy giữ lại và kể về nó chi tiết hơn (mặc dù có thể đa phần công việc trước đó em từng làm là về Finance), điều đó vô cùng quan trọng cho một bạn apply trái ngành học hoặc có kinh nghiệm làm việc không liên quan, thể hiện được việc bạn vẫn chú trọng vào skillset (kỹ năng) và sẽ có thể áp dụng những kỹ năng đó vào trong công việc mới.
CV không có ảnh đại diện chuyên nghiệp
Thật ra việc để ảnh đại diện hay không vẫn là một vấn đề khá chủ quan, với một số nhà tuyển dụng thì có thể không cần để vì nó sẽ đảm bảo về mặt inclusive, tuy nhiên với một số người thì việc có một chiếc “ảnh đại diện xịn xò” lại khá quan trọng vì ông bà có câu “nhìn mặt bắt hình dong” nên nếu em có một chiếc ảnh ngời ngời khí chất thì sao lại không để nhỉ? Ai cũng yêu cái đẹp cả, nhiều khi ảnh đẹp lại ghi điểm trong mắt các anh, chị nhiều hơn.
Còn nếu em cảm thấy không thoải mái với ảnh cá nhân thì không nên để chứ đừng tìm vội một ảnh kiểu “Hôm nay là thứ 07 anh thích đi thích đi vào Bar” hoặc “Gái Nhật đó, Mề Ta Nì Sa La Ê” thì càng mất điểm thêm, anh đã vài pha bật ngửa khi scan CV vào ban đêm rồi …
CV không thống nhất về font chữ và kích cỡ
Đây là một Lỗi Cơ Bản Khi Viết CV không khó để gặp. Font chữ, kích cỡ và màu sắc nên đồng bộ!
Không nên để kích thước chữ quá to hoặc quá nhỏ.
Font chữ nên dùng font dễ đọc và không chân, đừng dùng mấy cái font dính chùm nhau hoặc font thư pháp, đọc xong kiểu muốn về quê ăn Tết luôn các em ơi
Màu sắc thì nên dùng màu nào tương phản với background để chữ nổi hẳn lên, cái quan trọng vẫn là nội dung nhé, nếu background màu trắng thì chữ nên màu đen hoặc xanh đậm.
Sai chính tả
Đối với những công việc đòi hỏi tính cẩn thận thì những CV sai chính tả chắc chắn sẽ mất điểm, tốt nhất trước khi nộp đi đâu thì nên đưa cho mấy đứa bạn Ai Eo 8,9 chấm nó kiểm tra lại hộ.
Không chia ý chính theo gạch đầu dòng
Đích thị là đây, những sát thủ không cần dao hay súng, tụi em làm ơn đừng bao giờ viết một đoạn văn mà không chấm, phẩy liên tuôn kể về cuộc đời mình, đọc xong tắt thở trước khi kịp biết em làm gì ấy …
Khuyến khích nên chia càng nhỏ càng tốt nhất là ở phần kinh nghiệm làm việc, mỗi đầu công việc nên là một gạch đầu dòng để người đọc dễ nắm bắt được em đã làm bao nhiêu đầu công việc chính và cụ thể nó là cái gì nha. Dùng từ ngữ cũng nên sắt thép và cô đọng vào chứ đừng nên viết quá dài dòng, lan man.
Có quá nhiều layout trong 1 trang
Một CV nên chỉ có 1 layout theo chiều dọc hoặc ngang hoặc chiều xéo (cái này thì anh chưa thấy) chứ đừng nên lúc dọc lúc ngang lúc xiên quẹo, cái đó không phải sáng tạo đâu mấy đứa ơi
À, các bạn cũng hay hỏi là nên trình bày 1 hay 2 trang CV? Anh nghĩ nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì nên để gói gọn trong 1 trang là được, việc cố gắng chất lọc nội dung để trình bày vào 1 trang CV cũng sẽ giúp tụi em suy nghĩ về cái gì quan trọng và không quan trọng để đưa vào, cũng sẽ tương tự với người đọc, họ sẽ tiết kiệm thời gian scan mà vẫn nắm được nội dung một cách đầy đủ.
Không theo timeline
Gì gần nhất thì để lên trước.
Nên … à không, PHẢI bưng phần kinh nghiệm gần nhất lên trước và những kinh nghiệm trước đó xuống dưới vì kinh nghiệm gần nhất lúc nào cũng quan trọng hơn cả, tưởng tượng một bạn có CV 3 trang nhưng kéo mãi đến trang thứ 03 mới biết được bạn đang làm gì thì thôi anh cũng chịu.
Không highlight những nội dung quan trọng
Theo quy tắc 80/20 thì ở trường hợp này chỉ 20% nội dung sẽ để lại 80% ấn tượng nên để có thể để lại ấn tượng theo đúng ý mình nhất thì nên tô đậm các phần mà bọn em muốn người khác nhớ đến nhiều nhất, có thể là những thành tựu, những con số chẳng hạn và cả những cột mốc quan trọng trong quá trình học tập, làm việc.
Xem thêm video tại đây
Nguồn: Sandla.Org (sưu tầm)
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.