Truyền Động Lực dẫn lối mọi hành động trong cuộc sống của chúng ta. Hãy nghĩ xem, động lực nào thúc đẩy bạn đi đến nhà bếp và làm bánh sandwich để ăn? Chính là cơn đói. Vậy còn động lực nào giúp bạn thức dậy và đi làm vào sáng nay? Có lẽ cơ bản là vì để chu cấp cho ngôi nhà và bữa ăn của bạn nhỉ?
Động lực có nguồn năng lực mạnh mẽ không thể tin được và là một phần trong cuộc sống con người chúng ta. Chúng ta luôn cần tìm câu hỏi “tại sao” cho mọi việc làm để thúc đẩy ta hành động.
Đó cũng là câu hỏi “tại sao” đằng sau mỗi doanh nghiệp dẫn đến hành động thật – dù cho có thành công hay thất bại. Nếu là một người quản lý, bạn cần phải là một người có nhiều ý tưởng để truyền động lực mà không bao giờ cạn đi.
Những deadlines của các dự án, sự phát triển lâu dài và những mục tiêu hằng ngày đều phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng lãnh đạo mà có thể truyền đi động lực.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của động lực làm việc trong mỗi thành viên, và cách tiếp cận để xây dựng nó là một trong những yếu tố cốt lõi của người lãnh đạo. Không có một công thức cụ thể cho việc truyền động lực vì bản ngã mỗi người là khác nhau.
Tạo nên một nhóm mạnh hơn
Hiểu theo một cách cơ bản, kỹ năng truyền động lực giúp một nhóm hoặc công ty đạt được các thành tích. Nếu không có ai truyền đi động lực để làm việc, thì không có việc nào được hoàn thành cả..
Những thành viên mà không cảm thấy được tính ràng buộc có thể đưa công ty vào những trường hợp nguy hiểm. Ngược lại, một nhân viên tràn đầy động lực và hoạt động năng nổ để kết nối với công việc thì cũng làm tăng thêm chất lượng đầu ra của công việc.
Hãy thử tưởng tượng bạn có 1 team 7 nhân viên và tất cả 7 người đều rất năng nổ hoàn thành từng đầu việc một. Ngược lại cũng là đội hình đó nhưng chỉ có 2 người có động lực làm việc và 5 người còn lại sẽ dành giờ làm việc để lướt web. Trong trường hợp đó việc hoàn thành từng công việc sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng hơn.
Giao tiếp tốt hơn dẫn đến nhiều thành công hơn
Không thể phủ nhận được giáo tiếp đóng vai trò quan trọng trong kỹ năng lãnh đạo nhằm thúc đẩy động lực. Con người có nhu cầu cơ bản để được người khác nhận ra và chú ý, bên cạnh đó là kỹ năng học hỏi giao tiếp hiệu quả hơn với các thành viên trong nhóm. Kỹ năng giao tiếp 1-1 hay cùng lúc với cả nhóm đều tạo ra nhiều thay đổi.
Theo khảo sát của Gallup vào năm 2014, trong 1,015 nhân viên thì 46% nói rằng họ hiếm khi hoặc sẽ không rời khỏi cuộc họp đến khi hiểu được nhiệm vụ, công việc mình cần làm. Số liệu này là một hồi chuông đánh thức cho mỗi một người lãnh đạo rằng họ cần xác định lại cách giao tiếp với nhân viên của mình.
Làm sao mà một nhân viên trong nhóm của bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ được khi họ không chắc, hiểu được yêu cầu công việc, tại sao họ phải làm và cách nào để làm được tốt nhất? Người lãnh đạo hiệu quả là người có kỹ năng giao tiếp tốt và truyền cảm hứng là một phần trong đó.
Học bổng Phần Lan – Bậc Cử Nhân & Thạc sĩ đại học Tampere tại Phần Lan
Thái độ tích cực là điều tối quan trọng
Henry Ford có nói: “ Bạn cho rằng bạn có thể hoặc nghĩ rằng bạn không thể. Dù bằng cách nào, bạn đều đúng.”
Lạc quan là một công cụ quan trọng nhất của người lãnh đạo để đối phó sự bi quan, tiêu cực của nhân viên mà có thể làm mất động lực và phá hỏng mục tiêu. Nếu bạn không có động lực để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, thì việc tạo ra động lực với những người xung quanh sẽ trở nên khó khăn.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ phân công ai làm việc gì mà còn phải khiến mọi người tin tưởng vào công việc họ làm. Từ các email mà bạn sử dụng để liên lạc với nhân viên cho đến cách bạn giao tiếp trong phòng giải lao, một thái độ tích cực sẽ gửi thông điệp rằng bạn tin tưởng vào nhóm của mình. Đó là một công cụ vô cùng mạnh mẽ trong việc nuôi dưỡng động lực.
Tập trung vào động lực nội tại hơn bên ngoài
Các nhà lãnh đạo sẽ dễ tập trung vào động lực bên ngoài, cụ thể là thúc đẩy mọi người vì cơ hội được khen thưởng hoặc sợ bị trừng phạt. Thường thấy là thiết lập mục tiêu mà nếu đáp ứng một hạn ngạch bán hàng nhất định để đạt được tiền thưởng, hoặc rủi ro bị sa thải có thể là một động lực mạnh mẽ, nhưng nó chỉ tập trung vào duy nhất một loại động lực.
Động lực nội tại xảy ra khi mọi người có động lực để thực hiện một hành vi hoặc hoạt động vì nó dẫn đến sự hài lòng từ cá nhân.
Một ví dụ hoàn hảo về điều này là một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra các y tá mà gặp mặt người lắp ráp các bộ dụng cụ phẫu thuật. Khi các y tá đã gặp các học viên chăm sóc sức khỏe, những người sẽ sử dụng bộ dụng cụ của họ thì họ sẽ sử dụng lâu hơn và ít mắc lỗi hơn so với các y tá không bao giờ gặp người sử dụng các bộ dụng cụ đó.
Tạo các kết nối với từng cá nhân để ra lý do
Như đã nói đến trong ví dụ trên, các y tá có mối liên hệ lớn hơn với lý do mà ở đây nói đến là người đứng sau nhiệm vụ lắp ráp bộ dụng cụ phẫu thuật. Mặc dù một tin nhắn văn bản có thể truyền đạt thông tin này, về lý do tại sao các thành viên nhóm, nhưng nó không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả nhất để xây dựng động lực.
Các nhà lãnh đạo phát triển khi họ thiết lập được mối liên kết mạnh mẽ với những người trong nhóm bằng cách tìm hiểu về mỗi thành viên. Mối quan hệ để tạo được động lực thưc sự thì không chỉ dừng lại ở việc biết tên các thành viên trong nhóm của mình, mà bạn còn đang có cơ hội truyền đạt và giải thích chi tiết hơn về lý do tại sao mà đứng sau mục tiêu. Kết quả dẫn đến là nhân viên của bạn có nhiều khả năng quan tâm đến công việc họ làm.
Khen ngợi các thành viên trong nhóm và xây dựng động lực
Bạn có biết lý do vì sao mà giáo viên hay đặt một nhãn dán ngôi sao vàng vào bài tập về nhà của bạn khi bạn có tất cả các câu hỏi chính xác. Lời khen tích cực có tác dụng đơn gỉan làm mọi người cảm thấy tốt và mọi người luôn muốn được công nhận mỗi khi thực hiện tốt.
Theo một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard, những nhân viên nhận được lời khen từ người quản lý sẽ có động lực hơn – tức là năng suất cao hơn – so với những người không nhận được lời khen ngợi. Thật là một bất ngờ, những người được khen rằng công thực hiện tốt công việc thì có nhiều động lực hơn để tiếp tục làm tốt hơn.
Nếu một nhà lãnh đạo chứng minh được cho những người xung quanh rằng công việc của họ được coi trọng và đánh giá cao, thì những thành viên trong nhóm đó sẽ cảm thấy có động lực hơn để giải quyết nhiệm vụ tiếp theo trong tầm tay.
Giúp mọi người có trách nhiệm và cung cấp phản hồi
Quan trọng không kém khả năng khen ngợi, chính là khả năng mà người lãnh đạo có thể sửa chữa sai lầm với những hành động không đúng. Khi người lãnh đạo phớt lờ những công việc có hiệu suất kém, thì nó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm và làm tụt hứng những nhân viên đã tham gia trước đó. Mọi người chỉ đơn giản là không có động lực để làm tốt công việc khi những người khác trong đội không tích cực hoàn thiện tốt hơn và người lãnh đạo không nhận ra và tham gia để sửa.
Có một quan điểm cho rằng, trong khi khen ngợi một thành viên trước toàn thể nhóm có thể tạo ra một động lực mạnh mẽ cho toàn bộ nhóm. Ngược lại khi sửa lỗi một nhân viên một cách khéo léo, riêng tư thì có thể bảo vệ bản ngã của nhân viên. Trong quá trình đưa ra phản hồi cho một thành viên trong nhóm một cách riêng tư, thì bạn sẽ có cơ hội thúc đẩy họ làm việc tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến các thành viên khác.
Đặt câu hỏi thường xuyên và hướng tới giải pháp
Nhà lãnh đạo có động lực thì thường xuyên tham gia với những người xung quanh để tìm ra vị trí của mình với công việc. Các nhà lãnh đạo có mối quan tâm thực sự đến vai trò của họ trong một nhóm và mọi ngừoi luôn có cơ hội để bày tỏ mối quan tâm hoặc chia sẻ ý tưởng.
- Thành viên trong nhóm của bạn có tất cả các tài nguyên họ cần không?
- Họ đang được thử thách hay khuyến khích phát triển các kỹ năng mới?
- Họ có thấy một vấn đề mà không được giải quyết không?
Đừng đánh giá thấp giá trị là thể hiện sự quan tâm thực sự đối với vai trò của nhân viên cũng có thể là cách tạo động lực. Bằng cách đặt câu hỏi thường xuyên và lắng nghe nhân viên của mình, họ sẽ cảm thấy rằng họ được trang bị nhiều hơn để đảm nhận trách nhiệm mới và tôn trọng lãnh đạo hơn.
Thúc đẩy lối sống làm việc lành mạnh
Những người lao động khỏe mạnh và hạnh phúc sẽ có năng suất cao hơn và cảm thấy tốt hơn và được thể hiện mỗi ngày trong cách hoàn thành công việc. Nhân viên kiệt sức là một điều có thật và nếu nhân viên liên tục bị đẩy vào làm việc nhiều giờ với nhiều trách nhiệm hơn, động lực có thể bị ảnh hưởng và sự phẫn nộ đối với lãnh đạo có thể xuất hiện.
Tất nhiên có những lúc mà thức đêm đơn giản là một phần của công việc. Tuy nhiên, thực hiện các cách đúng có thể ngăn nhân viên ngã gục và nghỉ việc. Có nhiều ý tưởng hay từ việc cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh, đến xây dựng hoạt động để giảm căng thẳng, điều đó có thể giúp một nhóm có động lực.
Lời kết
Lãnh đạo hiệu quả sẽ tạo ra kết quả, và để đạt được những kết quả đó thì cần đặt ra những mục tiêu lớn hơn và tốt hơn. Người lãnh đạo phải hiểu vai trò của động lực bên cạnh các lý do để hiểu hơn và đáp ứng kịp thời. Khi một nhà lãnh đạo có thể gửi đi những thông điệp tích cực cho các thành viên trong nhóm và đóng vai trò như một hình mẫu, như là giáo viên. Điều đó sẽ giúp truyền tải đi năng lượng tích và giúp họ được bao quanh nhiều hơn với những nhân viên năng động hơn.
Động lực lãnh đạo bao gồm một loạt các yếu tố và mỗi yếu tố đóng góp một phần trong thành công chung của nhóm. Nó có thể bắt đầu bằng việc tự tạo động lực để lãnh đạo, nhưng nó phải bao gồm toàn bộ nhóm.
Nguồn: Sandla.org
Hãy thử khám phá chương trình cực kỳ chất lượng cho các bạn muốn chiến thắng học bổng toàn phần và các chương trình nước ngoài ở đây nhé.